Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

NHỮNG LẦN GẶP- LINH ẢNH

 5-NHỮNG LẦN GẶP


…   Ta truyền cho các ngươi hơi thở nửa chừng…

   Tôi có ấn tượng ngay từ những tấm biển đề: Lối vào Kinh thành. 4 giờ sáng. Những con đường vắng  và thi thỏang vài chiếc xích lô  qua lại. Và rồi ngày đến. Những con đường ngắn. Đòan du khách tản bộ dưới bóng râm của những tán phượng. Màu tím, những cái hoa văn đẹp đẽ và cầu kỳ trên y phục cho du hý và lễ hội…Tôi sẽ kể  những lần tiếp kiến …
…Tôi  gặp học giả Bửu Ý vào năm 2003, khi ra Huế học thuốc. Tôi biết đến tên tuổi Bửu Ý khi còn là những năm sau trung học. Cùng với  Tuệ Sĩ, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, những tên tuổi  trí thức, nghệ sĩ tài hoa  và lấp lánh..Không bỏ sót và ít nhiều  xem như những dữ kiện của ý thức tôi  lướt qua vài liên hệ  xem như là ngọai vi…
   Tôi từng đọc Nikônkazanzaky  trong tác phẩm đầu  tiên là Tự do hay là chết. Cuốn thứ hai là  AlezitZôba con người hoan lạc. Có bao nhiêu vẻ đẹp và ý tưởng trong những tác phẩm này. Lại nữa, sau khi đọc con người hoan lạc có một  dòng sông sữa mà tôi được tắm gội…Tại đó trong hành trình nhận thức của tôi có một điểm nhấn…Như vậy là tên tuổi Nikônkazanzaky gắn







liền với những gì đã bảo chứng. Tôi phát hiện Bửu Ý  
là dịch giả cuốn Vườn Đá tảng. Một tác phẩm của Nikônkazanzaky.Ngay tại đó tôi thêm một cái nhìn về học giả…
   Việc đọc trực tiếp những gì học giả viết là Lời  tựa cho nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Tầm bao quát và sự tiếp chạm đến kinh điển là  những gì tôi nhận ra trong bài viết ấy. Cùng với đó là cảm thụ về một văn phong súc tích…Một cái nhìn vào vô thức trong việc kiểm nhận các tần suất sử dụng từ ngữ trong nhạc phẩm  của Trịnh Công Sơn. Các từ Ru…Ru đời đi nhé, Ru em từng ngón xuân nồng, Tôi ru em ngủ… Ý  tưởng trong bài viết tôi hãy còn  nhớ và chiêm nghiệm mãi đó là: an nhiên là món quà của  cuộc  đời  dành cho lưu chủ!...
   Theo lời  thầy C, một người  Huế cho tôi địa chỉ của học giả…Buổi chiều, tôi đi bộ trên LL, đại lộ chính của thành phố. Sương  khói sông Hương bốc lên mờ mờ trong nắng hè. Dọc bờ sông, những quán cà phê ít khách đang nhẫn nại và hiền hòa chờ đợi. Bên kia sông, trường thành vừa  thản nhiên vừa trầm mặc.Tất cả  chờ đêm xuống để thắp lên những ánh sáng lung linh của điện và trầm tưởng. Hồng lạp nối với trăng khuya…
 
   Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 
  Học giả đi vắng. Tôi biểu lộ  thất vọng  trong khi tiếp xúc với  phu nhân của học giả. Phu nhân  giải trình những quan tâm của thầy đối với các độc giả, người cần tiếp xúc… Ấn tượng đầu tiên. Một phòng khách lịch lãm với nhiều bức tranh treo trên tường. Và trong phòng có






rất nhiều nhạc cụ…Tôi nhớ  lúc đó là đêm rằm hay mồng một gì đó. Phu nhân đang bày biện  hoa quả trên một cái bàn nhỏ đặt ở ngòai sân. Học giả về. Chú ý  của tôi lúc đó là có một cơn xoáy nhỏ. Vài tờ giấy bay ra khỏi bàn rơi xuống đất. Phu nhân nhặc lên và đặt lại chỗ cũ. Hình tượng này có phải là tôi, một tờ giấy bị rơi vãi vì những biến động nhẹ nào đó. Và thiện tâm trong hình tướng một phụ nữ nhặc lại…   Khi viết ra những dòng này, đột ngột trước mắt tôi hiện ra từ mặc khải. Nó xuất hiện trước màn hình vi tính…
   Sau một lúc nói chuyện có tính chất giới thiệu, tôi ngõ ý nhờ Học giả  thẩm bình những gì mình  đã viết. Khi đó tôi mang theo tòan bộ các tập thơ hãy còn là bản thảo…Học giả  vui vẻ nhận lời và dường như có một sự hiếu kỳ nào đó. Thầy giáo tỏ sự ngạc nhiên khi đó là cả mấy tập thơ. Có lẽ  học giả  nghĩ tôi chỉ mang đến một hay hai bài gì đó… Thầy giáo nói việc tôi có thích thưởng thức ca Huế thì đến vào tối chủ nhật…Một chủ nhật khác, lần đầu tiên tôi chứng kiến một hội nhạc Huế. Phu nhân và vài người phụ nữ lớn tuổi khác đang hòa tấu đàn tam thập nguyệt. Sau đó thì họ hát….Nam ai, Nam bình…Tất cả được trình diễn một cách nghiêm túc và tâm huyết…Trên bàn là đĩa  trái cây và vài chén chè… Phu nhân mời tôi dùng…Thầy giáo đang dạy con học trên lầu và chưa hết giờ … Tôi lên lầu. Ấn tượng tiếp tục là những bức tranh trong thư phòng, và rất nhiều nhạc cụ. Tôi cảm ra một sự phong phú văn hóa và những gì bản sắc. Nguyên nhân là hiện diện của những cây đàn kiềm, đàn tam thập lục…Trung thành với các hiện tượng tinh thần, trong tôi khi viết ra những dòng này là ý nghĩ về hành trình tìm đạo của Thiện tài Đồng tử…
  




    Trở lại mạch học giả. Thầy nói việc dạy tiếng Pháp cho con cái vào mỗi tối trong ngày. Khả năng ngọai ngữ của tôi? Tôi nói việc học tiếng Anh  chẳng ra thể thống gì. Sau khi học thuốc tôi sẽ thực hiện điều ấy. Tôi vừa nói với thầy giáo vừa tự hứa thầm…Cho đến giờ điều này tôi vẫn chưa thực hiện …
  Nhận xét chính của thầy về  các tập thơ của tôi là: việc sử dụng không chính xác các phiên âm tiếng nước ngòai. Một vài bài thơ bị dàn trãi do số lượng câu chữ. “Huy gô có những bài thơ ngắn rất đặc sắc!” Thầy nêu ra nhận xét… Có một sự ngạc nhiên nào đó của thầy về số lượng tôi đã viết. Chính ngôn của thầy :  khi đọc các thi phẩm học giả liên tưởng  đến Bùi Giáng…Câu chuyện xoay  quanh một số đề tài. Về những người bạn của thầy giáo trong quá khứ…Tôi nhận  ra một nỗi buồn nhẹ của thầy khi nhìn nhận hiện trạng văn hóa xã hội. Sự thiếu quan tâm của thế hệ trẻ….Tôi hỏi những gì  thuộc v ề  tâm linh mà một kinh thành  Huế từng khởi nguyên có bảo lưu  và ảnh hưởng …Cái đó có nhưng rồi thì cũng biến động và phân tán theo  lịch sữ và môi trường hiện đại….Học giả đáp…
  Một lần gặp khác, những tiếng đàn tam thập huyền lại trỗi dậy…Tôi nhận  ra có một sự thay đổi thái độ nào đó trong cách giao tiếp của phu nhân với tôi. Phu nhân để tôi tùy thích trong việc ngồi nghe nhạc hay lên nói chuyện cùng học giả…Tôi lại lên thư phòng. Trong thời gian còn dạy, thầy giới thiệu tôi bản thảo cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn. Ấn tượng chính của tôi là vẻ đẹp ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Ta bắt gặp một cấu trúc cẩn trọng và sắc thái thẩm mỹ. Tựa như màu sắc và








hoa văn trong y phục của một Vương gia. Phải như vậy, phải là vậy…. Học giả nhận xét về tập tiểu luận triết học tôi đưa nhờ thẩm định. Thầy nói khi đọc tác phẩm  trong trạng thái xuất thần  như nghe một tiếng nói cất lên từ sa mạc… Và  thực ra thầy chưa đọc hết…
  Đến đây thì tôi đã nghe được những gì mình cần nghe…Banzac trong đợt xét chọn vào Viện Hàn lâm Văn học Pháp nôn nóng chờ kết quả. Vích tô Huy gô ra. Nhà văn hỏi.Huygô đáp: chỉ có một phiếu ủng hộ! Phiếu đó là của chính Huy gô. Banzac đáp như vậy là đủ…
   Vài kỷ niệm khác trong thời gian  giao tiếp với Học giả tôi không kể ra hết được. Ấn tượng nhất , khi tôi nói việc trở về quê sau khi học.Thầy giáo hỏi chính xác là ngày nào với dự định làm một buổi tiển biệt nào đó. Tôi không nói chính xác và buổi tiễn biệt  cũng chưa có. Tuy nhiên trong cái ý được học giả tính đến một buổi tiễn đã làm tôi xao xuyến cho đến hiện giờ…
   Điều  tiên tri mà tôi ngạc nhiên từ đâu có? Học giả nói việc khi tôi vào Sài gòn sẽ giới thiệu cho một người bạn: Trương Thìn…Tại đó có thể tôi nhận được những giúp đỡ nào đó…Sài gòn như một ngã tư đường. Đến đó thì đi đâu có thể tùy chọn…
  Lúc đó,  ý tưởng vào lại Sài gòn tôi hòan tòan không có. Và dự tính đi đâu đó nữa thì chưa có một thóang hiện… Vài năm sau, tức lúc này, tôi đang ngồi trên một căn phòng trọ đã hai năm…
…Ta truyền cho các ngươi hơi thở nửa chừng…
   Tôi đã nhận từ học giả Bửu Ý một hơi thở sâu nào đó. Những gì tôi viết lúc này chắc rằng học giả cũng không ngờ. Có một thôi thúc khác đột nhiên xuất hiện là việc tôi phải khẩn trương trong mọi sự việc… Huế dần mờ xa.




   Thầy giáo nói hãy viết một cái gì đó về Huế. Tôi mắc một món nợ và xem như đã trả trong việc viết cuốn quẻ Khảm. Một khảo sát Đông y và các ngọai hiện. Trong suy nghĩ hiện giờ, tôi cảm rằng như thế là đủ. Những gì chưa đủ tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong những dòng kế tiếp…

     Rót rượu trên sông tế nắng chiều…
    Trước khi nhập vào một thể trạng sương khói mà tâm linh như vậy  tôi hãy còn  rất  dài và rất  xa trên một hành trình mê mãi mà xao động….Đi qua những tấm lòng mà sau cùng thì hoa  trái hiển hiện …
  Tạm biệt Vương gia, theo lời dẫn của người, chiều nay tôi diện kiến một chân dung khác…

…. Trưởng phòng biên tập, một thiếu phụ, bảo tôi thực hiện việc xin giấy giới thiệu cho những tác phẩm tôi mang đến nhà Xuất bản. Cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch và Cõi ý. Tôi mang cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch xuống Viện Y học Dân tộc, nơi làm việc của  Viện trưởng Trương Thìn. Lúc này, Viện trưởng đã nghĩ hưu và có một căn phòng riêng trong khu vực của Viện….Tôi đến khi Viện trưởng đang tiếp khách,    một thiếu phụ. Viện trưởng cho tôi vào và bảo ngồi chờ. Thiếu phụ, một người bạn cũ của Viện trưởng  từ Huế vào. Qua đối thọai tôi biết cô mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên trong tác phong và sắc thái của cô là sự vui vẻ. Viện trưởng nói cho thiếu phụ về tính chất  một lòai thuốc  …Thiếu phụ nói việc hồi hướng của mình trong hiện trạng.Một nhân tố làm cô vẫn có thể an lạc trong trạng thái bệnh tật…
  




   Trong thời gian đó tôi quan sát căn phòng với rất nhiều bức tranh đặt ở khắp nơi. Cùng với đó là các  nhạc cụ, cái ghi ta, đàn organ…Cảm giác về sự phong phú văn hóa trong tôi lại xuất hiện…Khi nhìn những bức tranh trong phòng tôi liên tưởng ngay những đường nét, vì chính chúng là những đường nét của giải phẩu, sinh lý…Y thuật, những cấu trúc sinh lý đã thể nhập hay biến hóa như vậy…Mới lạ, hiển nhiên là đối với tôi, và thú vị…Ta hình dung những đốt xương, gien, các tế bào hay amip…Những hình ảnh này nếu như ở trong một trang sách giáo khoa thì bình thường. Ở đây trong những bức tranh nó làm ta một cảm giác rờn rợn. Dường như ta trông thấy sự sống từ trong cốt tủy…Chẳng hạn,  nghe tiếng hát từ một ca sĩ là bình thường. Nghe tiếng hát từ những giọt máu, hay chỉ riêng một cánh tay là điều kinh hãi…Sao vậy nhỉ? Một phản ứng tự nhiên của tâm lý? … Có rất nhiều điều để nói ở đây. Nhưng chú ý nhất trong tôi là chữ ký trong mỗi bức tranh. Một lối viết bình thường và rõ ràng từng con chữ. Nó biểu thị một  sự từng trãi  già dặn nào đó mà mọi thứ biến động, vết tích bản ngã đã hòa tan trong một lối thể hiện  chung?
   Thiếu phụ ra về. Tôi nói sơ lược  về giới thiệu của Học giả Bửu Ý. Viện trưởng hỏi ngay: “ Tôi có thể giúp đỡ anh được gì? “ Tôi nhận ra việc Viện trưởng đã từng tiếp xúc không ít  những trườg hợp như vậy…Tôi nói việc cần những giấy giới thiệu. Viện trưởng đồng ý…Một lúc sau câu chuyện hướng đến Kinh Dịch. Chủ yếu là Viện trưởng nói mà tôi là người nghe. Viện trưởng kể về thời gian giảng dạy của mình ở Ấn độ. Triết học phương Tây thực hiện cuộc hành trình từ tâm đến vật , chẳng hạn







Macxit, hoặc từ vật sang tâm như Hê ghen…Kinh Dịch thực hiện một hành trình khép kín….Lại nữa, sự minh triết khôn ngoan trong Kinh Dịch chỉ dạy ta như một cái lồng sắt. Cá nhân là con chim học sự khôn ngoan qua việc bay trong cái lồng đó…Bay như thế nào khỏi đụng chạm…Cần có sự bổ túc trong các họat động nghệ thuật, giải thóat…Ý tưởng này hòan tòan mới mẻ. Nhân tiện, nói thêm rằng  ý tưởng của tôi trong thời gian gặp Viện trưởng là chia cách dần với các họat động nghệ thuật. Chỉ giáo của Viện trưởng, là cái ít  nhất mà tôi hãy còn lưu giữ đến giờ…
   Có một xu hướng duy nhất nào đó trong tôi liên tục ngự trị và dĩ nhiên, các sinh hoạt  khác sẽ đình trệ lại…Xu hướng này, xét cho cùng cũng là thiết lập một cái lồng sắt bao quanh mình và thiếu khí trong đó….
   Đề tài khác là Kinh điển Phật giáo. Viện trưởng nhận xét con đường truyền giáo qua Trung hoa  đã làm lệch tinh thần Phật giáo như nguyên thủy Ấn độ…Kiến giải này lại khắc phục một cái nhìn khác của tôi là việc tin tưởng vào sách vỡ. Việc chấp nhận các phiên bản như là nguyên bản. Dĩ nhiên, khắc phục điều này chỉ thể là đời sống và những tiếp chạm thực tế…   Tôi chưa từng qua Ấn độ lần nào nên những gì Viện trưởng nói thuần là truyền thụ…
  Cũng như khi tiếp xúc Thầy Bửu Ý tôi nhận ra con người có thể sống và làm việc với sự phong phú văn hóa và tầm kích như thế…
   Một lần khác, tôi đến khi Viện trưởng đang mê mãi vẽ lọai tranh ghép dán…Sau chừng vài phút là Viện trưởng có  thể sáng tác ra một bức tranh ghép dán từ báo, các tạp






chí cũ và thêm vài nét mực xạ…Tính trừu tượng trong những bức tranh như vậy không thể nói hết trong một vài diễn giải
…Điều chắc chắn thể lọai tranh ghép dán tôi đã học được như vậy…Chỉ một vài thay đổi là thay vì thực hiện trên chất liệu báo tôi thực hiện trên vi tính qua Photoshop. Gợi hứng cơ bản là những bức tranh khác….Tâm trí trống rỗng và hồn nhiên chừng nào thì việc vẽ càng mau chóng thành tựu và thẫm mỹ…Viện trưởng nói như vậy…
   Lần gặp sau cùng, Viện trưởng  viết cho tôi lời giấy thiệu. Viện trưởng có hỏi qua việc tôi học Kinh Dịch ở đâu? Tôi đáp: không có vị  thầy nào cả….Có phải viết trong trạng thái khóai cảm và phấn khích? 
  Cho đến giờ này, sau khi qua  vài kinh nghiệm mới, tôi nhận ra câu hỏi của một người đã từng trải những kinh nghiệm tương tự…   Lời giới thiệu mà tôi mong chờ như là những đánh giá có tính chất duy lý hóa ra là không phải. Nó ngắn gọn và súc tích. Một cái gì đó của thơ ca , thanh thóat và từng trãi…Tôi vừa vui sướng vừa ngạc nhiên trước sự việc….
  Đời sống,  nếu như biết cảm thụ và học hỏi có bao điều thú vị.Trong khi ta vất vã xây cất một ngôi nhà cho đến lúc đặt những viên ngói sau cùng thì ngôi nhà biến mất. Thay vào đó là một cái hồ sen ngào ngạt đang nở….       
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần….
   Hải Thượng Lãn Ông trầm mặc trong khuôn viên Viện y học dân tộc. Những nén hương đang tỏa khói …Một vài bức phù điêu ẩn  trên những bức tường với nhủ đồng






vàng…Hai năm  qua tôi chưa gặp lại Viện trưởng vì Viện trưởng đã thay chỗ mà tôi lại không có số điện thọai liên lạc…Bút tích của Viện trưởng trong lời giới thiệu tôi vẫn còn lưu giữ.Những khi nhớ về sự kiện tôi lấy ra xem lại…
    Một cái nhìn đối diện làm phát lộ bản chất sự vật.
    Tôi muốn nói đến Tiến sĩ Thích Nhật Từ…Buổi chiều tôi dạo phố một  lát. Một cơn mưa đẩy  tôi vào cái quán ca phê bên đường. Đột nhiên tôi nhận ra, những gì trước mắt là một hiện tiền không tên gọi. Cái ta gọi Sài gòn, khu phố này, khu phố nọ chỉ là những kế  tục một ý niệm bên ngòai…Hiện tiền này nằm ngòai những định danh dành cho nó. Phía xa khỏang chừng 10 m, một vầng  hào quang pha lẫn hai màu trắng bạc và vàng đậm  trãi ra theo hình vòng cung trên bầu trời…Một lúc sau, trong khi ngồi ở quán một khối hào quang khác thẳng đứng có hai màu trắng và tím.Một cảm giác dễ chịu và ấm nóng lan tỏa trong tòan cơ thể …Một cái nhìn nào đó gần như xuyên qua y phục của những người đi lại trước mắt tôi….Sự xuất hiện các hình tướng như vậy vẫn thường có trong quan sát của tôi gắn liền một trạng thái cơ thể. Thường là trước đó tôi họat động tinh thần theo một mức độ nào đó. Các quầng sáng trắng và tím xen kẽ thường xuất hiện sau một mức độ tập trung nhất…
   Hiện giờ một làn hơi ấm nóng chạy từ bàn chân trái của tôi dần lên trên…Cạnh đó là khối sáng trắng và tím ….Hiện tượng này tôi sẽ còn nhắc lại với những xem xét khác…
   Bây giờ thì tôi phải diện kiến Tiến sĩ….






  Ý đồ đầu tiên của tôi là nhờ đến thầy Lê Mạnh Thác viết cho lời giới thiệu. Tôi mang bản thảo tiểu luận xuống Viện Phật học. Một tỳ kheo  ra ân cần dẫn tôi vào phòng làm việc của các hòa thượng. Một hòa thượng trung niên khác, là chánh Văn phòng thì phải, ấn tôi xuống một cái ghế đối diện và hỏi qua sự việc….Cho đến giờ trong tôi vẫn là cảm giác được quan tâm và  nằm trong trách nhiệm của một cộng đồng….Hòa thượng nói việc Thầy Lê Mạnh Thát đã thuyết giảng ở nơi xa chưa về.Phương án là, nếu thầy không thực hiện điều đó thì Đại đức sẽ thực hiện việc giới thiệu…
   Thời gian sau tôi trở lại. Thầy Lê Mạnh Thát vẫn chưa về. Một phương án khác đặt ra là, một tỳ kheo hướng dẫn tôi xuống chùa Giác Ngộ để gặp tiến sĩ Thích Nhật Từ…Tôi xuống chùa Giác  ngộ và  chờ đợi một lát. Tiến sĩ về và dẫn tôi lên phòng riêng….Một cái gì đó thông tuệ và sắc bén hiển hiện trên khuôn mặt tiến sĩ…Một ấn tượng khác là những giá sách chất ngất  trong căn phòng rộng của Tiến sĩ…Tiến sĩ lật qua các tác phẩm của tôi và nêu nhanh những nhận xét. Cho đến hiện giờ tôi vẫn khâm phục sự cảm nhận thông tuệ như vậy. Bản thảo mà tôi đưa cho những người khác đọc, các trí thức, thường là được tiếp cận chậm chạp và những nhận xét chẳng mấy xác đáng. Khó hiểu! Chưa nói lên một cái gì…
   Trong khỏang thời gian ngắn như vậy tiến sĩ đã chỉ ra những lỗi nhỏ trong tác phẩm của tôi. Về một vài chương viết: Giải thóat…Về cách đặt đầu đề…Những điều này tôi đã một lần nhắc đến…  Tiến sĩ hẹn sẽ viết sau một khỏang thời gian nào đó.Sau buổi tiếp xúc, tôi nhận ra người mà tôi đang tiếp cận…Đó là những gì có từ trong sách vở. Việc nói chuyện trực tiếp là một diễm hạnh…
  





 Hơn tháng sau, tôi trở lại. Tiến sĩ nói chuyện kỹ hơn về tác phẩm. Về phần tôi nêu ra nhan đề mới cho cuốn tiểu luận của mình là Cõi Ý…Tiến sĩ chấp nhận.
   Nhận xét trực tiếp của tiến sĩ là cuốn sách thuộc vào lọai 100 cuốn trong kim cổ đông tây …Một vài nhận xét khác. Một tác phẩm như vậy là tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, chẳng có gì để phê phán như một kiến giải riêng lẽ…Phải nói rằng tôi thực e ngại khi nhắc đến những điều này.Nó không phải là việc tô bóng  hay một thứ huyển ngã nào. Tôi đã dùng đến tinh thần vô ngại khi viết!
    Banzac đã nhận được lá phiếu thứ hai. Trong khi chỉ cần một lá phiếu là đã mãn nguyện…Tiến sĩ vì bận rộn chưa thể viết lời giới thiệu. Tôi nhận ra sự áy náy của tiến sĩ. Trong suy nghĩ của tôi, hình ảnh giống như chủ nhân, là tiến sĩ, xin lỗi thực khách trong một mâm cỗ thịnh sọan đã thiếu đi một ít gia vị.
  Tiến sĩ nói đến việc tôi có một tư chất triết gia nào đó mà cần nên phát triển. Ở đây là một tâm trạng kép. Việc đựợc  ấn chứng như vậy về cảm xúc là một sự hân hoan quá cỡ. Trong khi về nhận thức, một cái nhìn khác,  là yếu tính triết gia trong tôi đã thành tưu…Giờ này đây, xoay quanh sự việc tôi hãy còn suy nghĩ…Hóa ra có một cuộc đối thọai ngầm giữa tôi và tiến sĩ!
   Tôi nói việc chấm dứt sự viết của mình sau khi đọc những tác phẩm kinh điển. Thực ra, chỉ cần đọc, không cần phải viết thêm nữa. Quan điểm này vẫn còn có tác động trong tôi cho đến hiện giờ…Nó tựa như việc các thi sĩ Đường  sau khi Thôi Hiệu đã viết Hòang hạc lâu






không còn ai muốn viết nữa. Bởi vì nó kiệt xuất và chứa đựng tất cả…  Cảm tưởng của tôi sau thời gian hấp thu các kinh điển Phật giáo là như vậy!
  Tiến sĩ phản đối quan điểm này. Không có cuộc tranh luận nào vì mạch chuyện đã thay đổi…Tiến sĩ lại nói việc theo đuổi hoặc viết ra những tác phẩm như vậy là khó thể được đại chúng tiếp nhận. Nên chuyển hướng về cái cụ  thể…  Tiến sĩ hỏi tôi về phương diện xuất bản và hòai nghi tính hiện thực của sự việc…Nếu như là một  tác phẩm viết về Phật giáo, tiến sĩ sẽ thực hiện vài sự giúp đỡ vật chất.
  Tôi trân trọng cảm ơn tiến sĩ,  lời nói mà trong những cuộc nói chuyện trực tiếp tôi chưa thực hiện được…Hòai nghi của Tiến sĩ là  xác thực. Cõi ý chưa được xuất bản. Phương diện khác, việc viết một lời giới thiệu cho Cõi ý từ Tiến sĩ vẫn chưa có.Tuy nhiên tôi đã đổi ý. Thay vì một lời giới thiệu tôi quen dần Tiến sĩ trong cái nhìn vừa như một người thầy vừa như một người bạn. Điều mà tôi nghĩ rằng tiến sĩ đã ngầm xác định…Những quan hệ trí thức đã chuyển qua ít nhiều tâm cảm.
  Những  lần gặp sau đó, câu chuyện thỉnh thỏang hướng về phía cá thể. Tôi hỏi những sở thích của tiến sĩ….Những thắc mắc nhỏ trong tiếp cận Phật học…”Tôi sợ anh chán!” Có một lần tiến sĩ nói thế. Tiến sĩ nói việc tôi nên viết về cái cụ thể hay phổ cập hơn. Nó sẽ được độc giả mau chóng  đón nhận. Những gì thực tâm đắc viết ra sau cũng chẳng muộn.
    Đầu năm nay. Trong những ngày đầu xuân tôi xuống chùa Giác ngộ với một ít cây trái cúng dường. Tiến sĩ  đang vừa dùng bữa chiều vừa nói chuyện với vài mệnh








phụ nào đó. Câu chuyện liên quan nhiều vấn đề…Những thời sự Phật giáo, chương trình thành lập một trường Đại học Phật giáo có tầm cỡ khu vực đang trong tiến trình chậm chạp…Ý nghĩ tôi lúc đó, với một con người như tiến sĩ  bao giờ cũng có thể siêu thóat mọi trường hợp…Tiến sĩ vào trong phòng lấy ra những phong bì ban lộc cho những người có mặt theo phong tục đầu năm. Lúc đó là mùng ba hay mùng bốn gì đó…
   Một tiếng  than nhẹ của tiến sĩ tôi tình cờ phát hiện.Lúc ấy nhũng người khác đã ra về  chỉ còn tôi với tiến sĩ…Tôi vẫn tin chắc rằng tiến sĩ có thể thăng hoa hay chuyển hóa các cảm xúc trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, tiến sĩ  dường như không chấp nhận việc thăng hoa. Thay vì diện kiến Như lai tôi gặp một  Bồ tát…Một nỗi buồn sâu xa nào đó lại xuất hiện và tay tôi chậm lại trong khi gõ những phiếm chữ này. Có bao nhiêu chịu đựng và ức chế trong nhân thế. Tồn tại của nó không phải là những hư từ hay thóang chốc. Nó kết tụ và tác động  lên thân thể hành giả như những tiếng thở dốc…
   Những tiếng khóc thầm hay nén khóc thi thỏang tôi vẫn gặp trong mơ không rõ là của ai…
   Kinh Duy Ma Cật kể Bồ tát Duy Ma Cật bị bệnh. Đệ tử hỏi: Thầy cũng bệnh sao? Bồ tát đáp: Đương nhiên! Bởi vì thế nhân bệnh !

  Hỡi các ngươi vui vẽ
 Các ngươi đã chẳng đạt đến được sự vĩ đại của con           người
 Họa chăng các ngươi chỉ vớt được chút váng nổi của sự khốn cùng…                                                           
                                                                                           Apoliner.

  

…  Nghĩ đến việc viết về nhà thơ Thái Thanh Nguyên tâm trạng tôi vừa  hồi hộp vừa vui thích. Tôi như  đứa em bứơc vào nhà người chị với vài vết bẩn bên ngòai làm dây trên sàn nhà. Tôi sẽ nhận  vài sự quở trách nhẹ nhàng rồi ít nhiều tham gia vào một cuộc chiêu đãi!
   Qua giới thiệu của Tiến sĩ Thích Nhật Từ, tôi xuống nhà chị. Ý đồ của tiến sĩ là nhà thơ sẽ giúp tôi trên phương diện truyền thông tác phẩm… Cảnh báo nhỏ của tiến sĩ trang bị cho tôi trước khi diện kiến. Cảnh báo gì? Hãy lướt  qua những thóang ngông của chị! Qua điện thọai, chị hẹn tôi lúc 11 giờ. Tôi đến lúc 10 giờ và ngồi ngòai sân chờ đợi.  Mảnh sân nhỏ với vài cây cảnh. Bộ bình trà  cũ đặt  trên cái bàn thấp kiểu Nhật. Những tấm bồ đòan …Tôi dường như đang ở trên Đà lạt…Trời se lạnh…
    Đang là mùa đông, nhà thơ mặc một cái áo khóac nhẹ ra tiếp. Chị nói tôi đã sai hẹn và không vừa ý…Chã lẽ để khách chờ quá lâu, chị nói vậy…    Sau một lúc nói chuyện tôi biết mối quan tâm lớn của nhà thơ.Việc thành lập một tạp chí. Nó gần như Tự lực Văn đòan trong đầu thế kỷ….Sụ bất mãn của nhà thơ trước tình trạng hỗn độn của văn học đương đại…Tôi nhận ra một tâm huyết đang âm ỉ như  hòn than hồng. Tâm huyết ấy hợp lý hơn khi thường trú ở  nhà văn nam hơn là một nhà thơ nũ….Đột ngột tôi nhận ra sự thiếu vắng các nam nhân trong nhiều lĩnh vực. Một cái nhìn của trách nhiệm và nguyệt đức hơn là tâm lý phụ hệ và phân biệt nam nữ.
  Sau lúc tiếp chuyện, nhà thơ đứng dậy làm một công việc riêng. Một con mèo đi bậy trước sân và chị lay hoay






thu dọn. Tôi, ngần ngại và nói sẽ ra về. Tôi nhận ngay cái trách về sự khó tính của mình…Mà thực ra, tôi lo điều ngược lại.
   Lần  gặp thứ hai thì tôi còn nhớ mãi. Tôi xuống nhà thơ buổi chiều. Chị dẫn tôi đi bộ một quảng đường. Chị cần phải chăm sóc một bệnh nhân…Biết tôi cũng  là một thầy thuốc chị nói tôi làm bệnh. Một bà cụ hình như bị huyết áp. Tôi từ chối. Nhà thơ nói tôi lười biếng!.
   Có những tình thế là  ta muốn tặng ai đó một bông hoa nhưng thực  ngần ngại. Nếu chủ nhân không có bình cắm thì sao? Mặc nhiên ta chỉ ra việc chủ nhân đang thiếu một cái bình! Chị nói với  tôi  những  áy náy trong việc nhận tiền làm thuốc. Không nhận tiền là từ chối một tấm lòng. Trong khi nhận thì hóa ra nhận một khỏan tiền làm công. Thực ra nó chẳng phải là ý muốn của các thầy thuốc… Sau khi làm bệnh chị cùng tôi vào một cái quán cà phê nhỏ bên đường. Trong khi trên đường tôi đã có chủ ý tìm một vài quán cà phê sang trọng để mời chị. Trong khi ta hình dung  một vì sao ở xa thì hóa ra nó rất gần…
  Câu chuyện dài và liên quan nhiều đề tài. Phật giáo. Khuôn mặt các trí thức…Công việc của chị. Y học…Không rõ việc tôi nói ra những điều này có  làm nhà thơ xem như một đụng chạm? Xuất xứ và thiên hướng Phật giáo của chị…Những viên Xá lợi chị có được…Trên phương diện trí thức, tôi tiếp cận Mật tông một cách gần gũi nhất. Không phải việc đọc qua sách vỡ  mà bắt đầu từ một con người.Và, những gì huyền bí lại là đang xảy ra, trong hiện tại…Tôi có một  kiến thức sơ sài về Mật tông. Nhà thơ  nhận ra được. Một tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Và đứng ở ngòai sân nhìn vào nhà…Sau






khi hỏi thêm vài câu chú mà tôi không biết, vị trí của tôi bị đầy lùi tiếp. Ở ngòai đường mà nhìn vào nhà…
  Tôi thỏai mái tiếp nhận những  phê phán của chị vì biết rõ khỏang trống từ kiến thức của mình.Trong khi nhận xét, chính nhà thơ đã dần dần bổ sung vào những gì tôi còn thiếu…Những viên xá lợi  tôi chỉ nghe qua sách vỡ và giữ một thái độ kính nhi viễn chi. Với chị là  hiện thực và là một đề tài sẽ viết….Chị hỏi tôi có muốn  thọ trì một viên như vậy không. Tôi từ chối vì nghĩ rằng mình không có phước phận ấy….
   Nhà thơ hỏi tôi đã từng tiếp xúc kỳ nhân nào chưa? Tôi trả lời vài người quen, là trí thức. Chị chỉ xem như những khuôn mặt tài hoa. Kỳ nhân là khác. Nghe chị kể: …
    Vậy là Tuệ nghếch mặt mà nghe chuyện những kỳ nhân…
   Trong khi  tiếp xúc tôi nghĩ về những khác biệt trong xã hội.  Tôi đang ngồi cạnh một ngọn đèn  neon sáng lóa trong khi ở  nơi khác những  ngọn đèn dầu còn tù mù vàng vọt…Sự bất công trong xã hội từ Niutơn đến một người hiện đại không biết qua một phép tính hay con chữ là thăm thẳm. Và khi ta nhìn vào khỏang cách không gì lấp nỗi ấy nảy sinh một tình trạng tiêu cực buồn bã. Từ tâm là tên gọi của nó. Nhưng, với tôi chỉ dừng ở mức  độ chiêm nghiệm và chết lịm trong đó…
  Tôi kể việc chàng văn sĩ trong tiểu thuyết Giờ thứ 25.Chàng ngồi viết trong thư phòng. Một cơn mưa lón  và có nhiều  người đứng trước hiên nhà văn sĩ trú ẩn. Không có cách chia xẻ nào khác, chàng ta rời công việc và thư phòng để ra ngòai sân cùng chấp nhận cơn mưa với đồng lọai…





 Đôi lúc tôi nghĩ việc sát thân thành nhân là kết quả chung cục. Không có sự thành công đáng kể nào!...Tôi nói lên ý tưởng của mình. Nhà thơ nhận ra tức khắc khía cạnh trắc ẩn trong tôi và biện biệt… Quan điểm của chị. Văn sĩ hãy mở rộng hết cỡ căn phòng. Đến khi nào không còn chứa thêm thì hẳn ra ngòai!
  Một day dứt khác trong tôi là chỗ đứng của Adi! Sau khi nghe cuộc hòa nhạc trong thính phòng, biểu trưng một sự hòa hợp và thánh thiện cao độ, Adi nhận ra vị trí của mình là ở chỗ những người hái thuốc phiện! Cần phải cải hóa. Nói một cách tương tự là chỗ của Chư Phật lại là Địa ngục. Để giải cứu.Giờ này đây, khi viết ra, tôi nhận ra  một vết tích  trong nhận thức bản thân. Nó hãy còn quan tâm đến kết quả gắn liền với phúclợi.Nói rõ thêm rằng,  việc quan tâm như vậy cũng nằm trong tính cách phổ biến. Không phải tôi quan tâm cho bản thân mà một quan tâm chung…Quả vị khi thực hiện một động tác nào đó là tương thích. Khi thực hiện Bồ tát hạnh sẽ là quả vị Bồ tát hạnh. Bằng như, yên vi trong  Như lai sẽ là quả vị Như lai…Đó là kiến giải của chị!  Tôi lại thắc mắc về một ý nghĩa mà nhà văn PTH cũng từng thắc mắc. Van gốc có ý nghĩa gì?
  Kiến giải của nhà thơ: ai biết được hậu thân Van gốc là một nhà buôn tranh hiện đại nào đó! Nhân Van gốc và quả là Van gốc trong một hình thái khác. Không có gì bất cập trong cái nhìn mở rộng và tổng thể….
  Tôi nói sự e ngại của mình trong việc tiếp cận những gì quá trắng. Một  nỗi lo làm bẩn!...Trong khi đó màu trắng lại là màu hấp dẫn nhất! Chị nói việc hãy sống và thể nghiệm trong mọi trạng thái, tình huống và vượt qua những  trạng thái, tình huống  ấy..
  




Một thời gian sau, tôi nhận ra và chắc chắn vậy, những gì chị nói là  tiếng vọng trong câu chú: thể nghiệm, và hãy thể nghiệm….
 …Giờ  đã 12 giờ. Không rõ khi nhà thơ ngũ có giật mình vì phải bị nhắc đến qua nhiều? …Thỉnh thỏang nhà thơ gọi điện cho tôi tham gia một đạo tràng nào đó. Tôi bận việc nên chưa lần nào đi được…Có  người nhớ đến mình nghĩa là mình đã sống thêm một ít. Tôi được chị nhớ đến  đã là  một  niềm vui, sự gìn giữ…   Trong cuộc gặp gần nhất, tôi nói  vấn đề  là cần một minh chủ.  Trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn Giám đốc, một Hiệu trưởng…Ở đó các trí thức có thể đồng thuận và hợp  sức. Chị nói minh chủ  lúc này là hành giả lang thang hay tiêu dao đâu đó! Chẳng ai làm việc lúc này!...
   Trong mạch suy nghĩ, tôi muốn dừng những dòng viết về nhà thơ ở liên tưởng khác. Tôi đọc Kinh Thắng Man ở Đại Tòng lâm cách đây vài năm…Điều tôi còn nhớ qua Kinh, Chánh pháp trong thời Mạt pháp là duy trì Chánh pháp. Tức phương diện thọ trì  được đưa lên hàng đầu…Thọ trì, sau rốt trong liên hệ thiên chức phải nói  đến phụ nữ…Có cái liên tưởng khác chị đừng giận! Khi viết những dòng này chàng ta lạc hướng sang một Đệ Nhị Mộng! Một cái gì đó là Đầu Ngô Mình Sở!...
  
   Gate! Gate paragate!....
   Tuệ tạm biệt chị …
  
  
  


  
  
  
  



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét