Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2016

NHỮNG CUỐN SÁCH- LINH ẢNH

  4- NHỮNG CUỐN SÁCH


  
    Cuốn sách đầu tiên là Thế giới hòa đồng của Đức Lạt ma.  Nó ghi chép cuộc trao đổi của Đức Lạt ma và các học giả, bác sĩ, thi sĩ Mỹ …Điều ngạc nhiên  khi tôi viết  những dòng này hiện ra khuôn mặt Đức Lạt Ma trước mắt. Cái cười khoan dung và nhân hậu…Không kể gì về  những điều cuốn sách nói trong đó, nó hướng các  kiến giải của Phật giáo với những vấn đề trong một xã hội hiện đại. Sân hận, bạo lực, truyền thông…Điều tôi cảm nhận là có một cộng đồng như vậy. Có một sự kiện như vậy. Nó biểu thị sự chinh phục của Phật đà trong tòan thể.
   Một phương diện riêng tư tôi tiếp  nhận từ  cuốn sách là sự khoan dung với bản thân…Tiết chế là điều cần thiết nhưng với mức độ nào đó.Không nên đẩy sự tiết chế đến mức khắc khổ….Ta nhận ra, cá nhân thực là một cộng đồng bao gồm những người có liên quan với nó. Ngừơi thân, gia đình, bạn bè…Trong khi cá nhân tiết chế đồng thời nó đặt cộng đồng ấy trong một tình trạng cưỡng bức…Sụ hòa giải bản thân chính là hòa giải trong xã hội từ nhiều phương diện tâm lý và kể cả thể lý…Khi tôi bỏ qua một bữa ăn trưa, chắc chắn rằng chị tôi cách đây 1000km nôn nao trong dạ…
   Krishnamurti nói cần phải sống một đời sống vắng mặt sự cố gắng trong ý nghĩa này. Sự cố gắng, bao hàm tiết








chế, cưỡng bức một nhân tố nào đó trong bản thân, và do đó là đồng lọai…Nói như vậy không phải là sa vào phóng dật, lười biếng  mà thực là một sự cân đối và hòa giải nội tại.
   Cuốn sách thứ hai là Đường vòng và lối vào. Tôi được tiếp xúc qua giới thiệu của Tiến sĩ Thích Nhật Từ. Trong một lần tiếp xúc, tiến sĩ lấy cuốn sách  cho tôi mượn đọc với gợi ý. Có thể tìm trong đó cách đặt các đề tựa. Nhân tiện việc nảy sinh tên gọi Cõi ý có từ nguyên  nhân này. Tập tiểu luận tôi lấy tên là Tiểu luận. Một cái tên trung tính, chỉ về thể lọai hơn là  nội dung chính tác phẩm. Nguyên cớ  thực ra là một sự kín đáo cuối cùng nào đó. Tôi không muốn độc giả giả định có một cái nhìn hay định kiến đầu tiên về tác phẩm. Việc hướng đển thể lọai thì bao quát hơn.
   Tuy nhiên tôi đã nghe theo lời tiến sĩ. Sau một thời gian suy nghĩ tôi đã quyết định chọn Cõi ý làm đề tựa…
   Trở lại cuốn sách Đường vòng và lối vào, là một cuốn sách hấp dẫn. Độc giả nhận ra ngay một văn phong trí tuệ và lôi cuốn. Có nhiều điều để nói. Quan tâm chính của tôi là cái nhìn của một trí thức phương Tây đối với những vấn đề phương Đông…Nó đem lại sự thú vị, mới lạ trên nhiều phương diện. Chẳng hạn, Mộc trong thói quen tiếp nhận là Mộc chắc rằng kém phong phú hơn trong việc tiếp cận Mộc trong nguyên nghĩa Cây. Rồi thì những xem xét các sớ cây, mạch gỗ trong đó…Nó bổ sung một cái nhìn khác, cũng là một cách tiếp cận cụ thể, kể cả tính thân xác sống động của sự vật…Một cái nhìn hàng ngang, quy nạp là điều mà ta cũng cần phải học hỏi.







Chẳng hạn xem xét những hiện tượng như giao tiếp xã hội, việc chơi cờ…Sự dẫn đến chiều sâu như đặc trưng của nho sĩ, và sau đó là trí thức Trung hoa…
   Cuốn sách, đối với người tương đối am tường là một sự thưởng ngọan nghệ thuật viết lách, văn phong trí tuệ, dí dỏm và sinh động,  hơn là việc được bổ sung một tầm mức nhận thức có tính chất tòan triệt…
  Một phương diện khác, việc phân biệt Đông tây là một  ý niệm thực sâu sắc. Truyền thừa của nó xây dựng nên sự khác biệt của hai nền văn hóa. Cũng có nghĩa là, sự phân biệt làm sản sinh thêm nhiều sự phân biệt. Nó tạo thành trí thức, văn hóa , lịch sử hơn là  dẫn nhận thức đến chân lý, thực tại Tôi sẽ nói nhanh ngay. Tâm trí nhân lọai không có sự phân biệt Đông tây, theo cách nói của Krishnamurti. Việc này diễn giải ra lại là một dài dòng vô tận. Nó sẽ nằm ở một chương khác hay cả một cuốn sách, truyền thống…
   Ta có thể  thấy hiện tượng vô phân trong việc sáng tác và cảm thụ âm nhạc …
   Cũng cần thấy rằng, việc xem xét một cuốn sách như vậy  hòan tòan mang tính chất cưỡi ngựa xem hoa.Nó kết tinh bao tâm sức của tác giả cuốn sách. Ở đây tôi nhấn lại tính chất tùy tiện và ấn tượng của mình trong việc tiếp cận….Nó chỉ có vài điểm dính nhỏ với việc giới thiệu một  cuốn sách. Và đây cũng là cách xem xét chung của tôi trong việc tiếp cận những cuốn sách khác. Lối làm theo hứng thú, quan tâm của một thi sĩ hơn là sự quy cũ của một học giả…Nó gần với cách đọc của Kim thánh thán hay là lối phê bình ấn tượng…So sánh vậy để dễ dàng nhìn nhận…
 







 
    Tôi đọc Kinh Lăng già vào những năm 2005. Lúc bây giờ tôi trong tình trạng bệnh tật với những nỗi lo ngại. Bác sĩ khuyên tôi cần nghĩ ngơi trong một thời gian dài… Trung tâm Magic với vô số bệnh nhân đang chờ chực. Đời sống trong vô số góc nhìn thật là đáng hãi!
  Trong thời gian tĩnh dưỡng tôi đọc kinh Lăng già. Và thiền định. Thực ra, tôi bắt đầu  thực hiện việc thiền định trong thời gian này. Khi hãy còn ở quê tôi cũng đã thực hành nhưng với mức độ ít tập trung hơn….
  Tòan thể Kinh Lăng già chi phối tôi đến mức độ nào đó mà tôi không biết được. Có thể là những việc tôi đang làm chính là một biểu hiện sơ sài và thô thiển của bộ kinh….Những hiện tượng lạ tôi đã từng trãi nghiệm từ trước đó. Trong khi đọc kinh có một hiện tượng dường như có tính tòan thể nhất. Tôi trông thấy một hình ảnh, dường như  một khối thể màu đỏ trong không gian tôi hiện họat. Không có nỗi sợ hãi gì nhiều…Và cũng cần thêm rằng những gì tôi trông thấy không phải là một ảo giác. Trong một tình trạng thần kinh bình thường…
   Có một sự thay đổi nhận thức trong khi đọc.Những gì tôi cảm thụ lúc trước,  thường là một bước tiến nào đó xem như đáng kể trong tiến trình nhận thức chung. Chẳng hạn, điều tôi chiêm nghiệm một cách riêng tư lại trùng hợp với những điều mà Suduky hay Rimbô đã từng trải. Theo những con đường khác nhau và sau cùng là vài điểm gặp. Nói  cách khác,  tôi cũng đã hái được vài trái quả nhận thức nào đó. Là khí chất khiêm tốn hay  học được một cách gián tiếp qua sách vở, tôi vốn chẳng xem những gì mình có được là xuất sắc. Dịch dạy tượng quẻ Khiêm, trời vào ở trong núi.
 


    Rồi thì, trong khi đọc kinh Lăng già tôi nhận ra một vườn cây  hoa trái….Việc đạt đến một ý niệm, chẳng hạn ý niệm thân xác là một bước tiến dài trong quá trình nhận thức của tôi…Và thực ra, cho đến giờ thì ý thức của tôi dường như đang đậu lại trong chừng ba hoặc bốn ý niệm gì đó: trật tự, không gian, thời gian…Nó không nhiều quá.
  Trong Kinh Lăng già có rất nhiều ý niệm như vậy. Ý niệm, hay hiện tượng Ý sinh thân là điều  mà ta hãy còn trở đi trở lại. Sự kiện thực này, ta có thể xem xét trong tinh thần học hỏi…Ý thức, trong tính chất cụ thể, về thực chất là gì? Thân xác là gì? Thân xác cụ thể trong tính chất hình tướng, sản sinh từ cha mẹ. Từ thân xác cụ thể này theo những cơ chế nào mà có thể biến đổi, thâm nhập vào những thân xác khác? …Nói cụ  thể, trong khi môi tôi lại đột nhiên có những đường nét của người tôi yêu? Làm sao trong cử chỉ của tôi vốn ổn định theo những đường nét nào đó đột nhiên lại hiển thị một cử chỉ khác, của  vị thầy hay  một bằng hữu? Làm sao đột nhiên tôi lại có một tư thế rủ riệt của một người thân? …
  Và sau cùng, ta có thể biến đổi tòan bộ  thân xác hiện hữu của ta để có một thân xác khác tòan thiện hơn là cái đang hiện có?
    Thực ra, ý thức là một hình thái thể xác? Một dạng thân. Và, thân xác chính là biểu thị, tương đồng với một ý thức hay trường ý thức? Cái nhìn ở đây như là, thực là, con chim không phải đang hót mà tiếng hót biểu thị ở con chim đó? Có những dao động: tiếng hót  có thể trú ngụ trong thân xác con chim trước mặt tôi, sau nữa nó có thể di dời đến một thân xác khác, là con chim thứ hai, hay xa hơn nữa một con chim hiện đang ở trong rừng?







…Nhìn như vậy, và thực như vậy, có một  sự tồn tại độc lập của tiếng hót, cảm xúc, ý tưởng so với con chim, nhà thơ và nhà tư tưởng. Điều ta tưởng rằng Suduki nói thực ra là tiếng nói, với sự tồn tại độc lập của nó đã nhập vào thể xác, tiểu sử, hiện tượng Suduky để biểu lộ …Thế giới nhòa đi…
 Sau một số thao tác nhận thức như vậy, ta  nhận ra, không có một con chim hay tiếng hót  ngọai vật. Tiến trình thực chất là sự thay đổi và giải trừ một số định kiến và nếp gấp của ý thức thường nhật. Cái đối diện không phải là khỏang trống mà là một hiện tiền bất khả  thuyết. Hiện tiền này  xác thực đến mức độ, trông một cái hoa, sau khi đã giải trừ mọi ý niệm, mọi nhận thức phân biệt và giới hạn về nó, cái hiện thể, tương tác với tôi, vẫn là một mùi hương nồng nàn và khích động tòan bộ thân thể  ở các  tầm mức vi tế. Rồi thì, khi nhãn quan của tôi đã không còn chứng kiến một đóa hoa  trước mặt cụ thể nào đó. Trong  trạng thái tập trung, khi tôi, một ý thức, nghĩ đến một bông hoa là lập tức trước mắt tôi một đóa hoa xanh biếc, tôi đang trông thấy trước mặt, khi viết ra những dòng này hiện ra…  Cái tôi, có thể là ở một tầm mức thiền định chưa đạt đến thực tướng nên không cảm thọ hương của cái hoa đó.Nó biểu lộ sự nhạy cảm màu sắc của tôi, một hành giả, thì mạnh hơn hương vị… Nhân tiện, nói thêm rằng, như một dữ kiện, vào những trạng thái tĩnh tâm nhất một mùi vị ngọt dịu dâng lên trong cảm giác của tôi…Điều  này vẫn thường lặp lại….Và bây giờ, một hương thơm thóang qua, rồi thì một trạng thái ngây ngất đang lan tỏa…Đi đến từng sát na hiện thực  tôi






muốn nhắm mắt lại…  Kiểm chứng hiện thực thì hiện giờ, trong căn phòng trọ  cái ti vi đang mở và  một  khúc dân ca  vọng ra…Một lọat tiếng đàn kiềm lanh canh ….”nàng nói cho rõ, phu xướng phụ tùy…’ ca sĩ đang hát…       Viết một cách trung thành với nguyên  tác tinh thần, tức là viết như trong một giấc mơ, tôi đang nhớ lại một sự kiện khác.Tức là tôi đã bỏ  qua một mạch xem xét để chuyển tiếp…
  Vài phút trước đây, trong khi bưng bình trà lên những bậc cầu thang, tôi đột nhiên phát hiện sự tương quan giữa ý, tiếng nói và thân xác. Một thân xác chứa đựng một tiếng nói nào đó. Mở rộng ra thì một bông hoa, một cánh bướm chứa đựng một tiếng nói, ý nghĩa nào đó. Trong nhận thức thông thường chúng ta không nhận ra…Một cá nhân chứa đựng một ý nghĩa nội tại. Đời sống chính là sự biểu thị trọn vẹn và cạn kiệt ý nghĩ đó. Tựa như con chim tương đồng với tiếng hót của nó. Khi tiếng hót dịch chỗ, chấm dứt, con chim ngừng sự sống…Sự tương đồng và xấp xỉ này, vì rằng có khi con chim không hót vào những giây phút nào đó trong ngày, lại dẫn đến vô số nhân duyên khác.
   Trở lại ý tưởng chính mà tôi cảm thụ từ Kinh Lăng già, hiện tượng ý sinh thân. Tiếp cận một cách thụ động, tôi, với thân xác này đang là sự hội tụ, và bị tác động của một hay nhiều ý nào đó. Mạch nguồn Kinh Lăng già trong một vài giọt nước của nó đang tuôn chảy qua tôi và làm tôi bấm liên tục trên những bàn phiếm.Một trạng thái ấm áp và dễ chịu đang lan tỏa trong tòan bộ cơ thể tôi ….Và vẫn trung thành với việc thể hiện từng sát na ý thức,







trong khi viết ra những dòng này tôi lại nhớ về người tôi yêu mến….Một nụ cười không cưỡng nỗi xuất hiện trên môi tôi, cùng với đó thóang qua một màu đỏ …Một cái gì đó, một nụ cười ngầm  tựa như sự thỏa ý đang nở trên môi tôi. Mà thực ra tôi không rõ môi tôi hay môi của ai đó….Một vị dịu ngọt…
  
   Tôi sẽ đứng dậy và đi ngay tới Innisfre
   Dựng một căn lều bằng đất sét và phên cài
   Tôi sẽ có một hàng dậu xinh xắn cùng một đõ ong mật
   Và sống một mình giữa tiếng ồn bầy ong
                                                                                                                               Yeats
 
  Hỡi anh chàng lãng mạn, cầu cho những giấc mơ của anh thành sự thật! Một nụ cười tiếp tục đến mức  tôi muốn phát ra  thành tiếng. Cùng với đó một cái gì tắc nghẹn bên ngực phải của tôi.
  Giờ này đây, sau vài trãi nghiệm đang xảy ra như vậy, tôi thành tâm mong muốn chia xẻ những gì mình có cho người khác. Một ý muốn khác, tôi không biết mình phải làm gì để sửa chửa những lỗi lầm mình đã gây ra mà không nhận thức rõ!... Sau đó vài giây thì tôi biết!...Những lỗi lầm cơ bản, đáng nói của tôi là gì!...
  
 Tôi sẽ đứng dậy và đi ngay…
  
  Trung  thành với việc thể hiện các dữ kiện, trong khi viết ra những dòng này một vài cơn đau nhói trên đỉnh









đầu của tôi và sau đó là trạng thái tức ngực.Cơn đau lan chuyển xuống vùng trán và dịch chuyển đến một vài vị trí trên thân thể.Trong khi tôi nhìn ra bên ngòai, một luồng khí đen xuất hiện tương ứng với các vị trí đau trên thân thể. Nó bắt đầu từ thân thể của tôi và di động  tương ứng với các vị trí đau trên cơ thể
    Trở lại mạch ý sinh thân. Thân tôi, đang là ý của thân phụ, của các vị tổ tông, ngược lên mãi.Thân tôi là ý của ai đó, những hành trình tìm  kiếm từ xa xưa để đạt đến một cái nhìn trọn vẹn, chân lý, sự thật. Thân tôi cũng thể là ý của Krishnamurti đang hiện họat…Không thể chứng nghiệm hết những kếp tập ý niệm và ý tưởng như vậy.
   Làm thế nào một bài tóan đi tìm trở thành một bài tóan chứng minh?  Một thái độ tích cực hơn về hiện tượng ý sinh thân. Như vậy thì bằng việc hấp thu các ý tưởng, sự đào luyện và thẩm thấu trong những ý tưởng đó tôi sẽ tự làm biến đổi chính bản thân mình. Từ  cấu trúc cơ thể cho đến các tư thế, sinh họat, cử chỉ…Như vậy thì, thay vì một trạng thái tự nhiên, tự phát như trong đời sống xã hội, hành giả buộc phải chấp nhận một ý tưởng kinh điển nào đó. Một đạo sư, thần tượng. Điều này là tất yếu. Muốn hoặc không cá thể buộc phải lựa chọn. Không có tình trạng mập mờ hoặc có thể vắng mặt mãi…
  Dĩ nhiên có nhiều tâm thái tiếp nhận sự việc. Tính chiếm hữu, duy ngã  thì việc bộc lộ bản thân là một điều khóai thích, một lý tưởng cần phải đạt đến.Với một tâm thái nhu nhược thì đó là một cố gắng…
   Xem ra, có một sự thúc bách nào đó trong những xem xét này? Thay vì nói trong tình trạng mớ ngũ để đạt đến cái bản nguyên nhất, anh ta vụt thức giấc và hô hóan khẳng định?  
  


     Đột nhiên, tôi phát hiện ra 1000 năm sau là như vậy! Tôi, trong ý thức hiện tại như là Tuệ Trung, họặc Huyền Quang…đang nhìn ra tái thân, hoặc hậu thân của mình. 1000 năm trôi qua và tôi trở thành một cư sĩ  đang thiền định trên một cái gác nhỏ trong thành phố…Một liên hệ khác, như vậy thì, Hòang thượng đang ở đâu đó. Điểm Bích cũng đang ở đâu đó…
    Đối với tôi, Tuệ Trung, hiện tại có tính chất hiện đại này là một ảo ảnh, một cái nhìn soi thấu của tôi vào 1000 năm sau. Trong khi, đối với tôi,Tuệ, 1000 năm trước tôi là như vậy. Và sau cùng, trong một cái nhìn khác, các hiện tượng Thượng Sĩ  hay Phổ Tuệ  lại là những diễn tiến hình thái trong một tiến trình có tính chất vũ trụ…Ta hình dung thế giới như  đại dương mà ở đỉnh một ngọn sóng này là Thượng Sĩ. Cuối ngọn sóng là Phổ Tuệ…Có khỏang cách vài giây trong sự truyền sóng hoặc 10 m theo chiều dài con sóng. Trong khi đối với đại dương là một… Tòan bộ những điều này tôi xin nhắc lại, bao hàm sự tìm tòi và cả là thể hiện. Tính chất tìm tòi ở chỗ, tác giả không thể soi sáng tòan bộ các liên quan của sự việc. Một trạng thái tranh tối, tranh sáng…Việc dẫn ra những vùng tối nhằm chia xẻ với độc giả dự định một sự soi sáng kế tục…
   Đức Phật nhìn thế giới như nhìn trái Yêm ma la trong lòng bàn tay. Trong khi  thế nhân nhìn không quá mười mét! Niềm tin của tôi là ở sự việc này.
   Trong tầm mức quán chiếu như vậy, chắc hẳn tôi sẽ nhận ra ngay Hòang thượng đang ở đâu. Tức là trong








hình tướng một nhân vật thời đại nào đó….Có một vài khuôn mặt đột ngột hiện ra  mà tôi chỉ đóan chừng các liên hệ…Và,
   Cuốn sách thứ ba là cuốn Cuộc thám hiểm thế giới huyền bí. Những gì cảm thụ lại mở ra một phương chiều khác.
   Ghi nhanh: sự hình thành  một trung tâm nghiên cứu các hiện tượng tinh thần, biểu thị  sự thường tồn của một nguồn mạch. Măc dầu nó có những biến thái khác biệt…Những gì mà các chứng nhân trong tác phẩm kể lại tôi nhận ra không khác mấy các thế giới trong kinh điển Phật giáo. Cái tương ứng với những lực lượng bên ngòai, siêu phàm trong tác phẩm chính là các Vị  thần thông, thế giới Chư Phật…Những thông tin trong tác phẩm hòan tòan có thể tìm thấy trong kinh điển Phật giáo. Điểm khác biệt ở chỗ trong ngôn ngũ và khái niệm hiện đại nó làm cho độc giả có một cách tiếp cận khác, dường như tăng thêm sự thuyết phục, chẳng hạn đối với một trí thức.   Ấn tượng và có tác động nhất đối với tôi là cái nhìn rằng, cá nhân được sống trọn vẹn nhất trong cái cách nó biểu thị tòan bộ những  đam mê, yêu thích của nó.Hiện trạng sinh họat của con người trong xã hội hiện đại thực ra rất là mờ nhạt sau một đống dữ kiện.Nói cách khác, cá thể đang chìm trong các trạng thái xã hội…Một lời khuyên cho hành giả. Điều tôi quan tâm ở chỗ, có một thiết bị máy móc tương thích với các trạng thái thiền định của hành giả? Nói cách khác, quá trình tu luyện có thể  được thay thế bằng các thiết bị máy móc?
    Câu trả lời vắn tắt, thế giới hiện trạng là một thế giới hồi quang. Sự chế tác các thiết bị máy móc, vốn không






phải đặt ở vị trí đối lập so với hành giả mà là nó chính là sản phẩm sau một quá trình thiền định nào đó. Sự nghiên cứu của các nhà khoa học…Thiền định trong nghĩa vượt qua các hình tướng. Nghệ sĩ trong khi tòan tâm cho một tác phẩm chính là thiền định. Nhà khoa học trong khi tập trung suy nghĩ một đề tài chính là thiền định…  Cái nhìn vào sâu thì mau chóng thống nhất  các mâu thuẩn hay khác biệt hình thức…
  
   Tôi sẽ đứng dậy và đi ngay…
   Bây giờ là hơn 12 giờ. Tôi vừa từ phố về dưới cơn mưa. Đường phố vắng nhạt nhòa ánh đèn. Trong khi trên đường một làn hơi ấm nóng phát ra từ cơ thể và làm tôi dường như không bị chịu tác động mấy về trận mưa…Tôi vừa nói chuyện về thư pháp … Một cấu trúc nào đó trong tâm trí chàng ta thúc đẩy việc thành tựu đến mức cao nhất có thể trong những gì chạm đến…Tiến sĩ Nhật Từ nói những đỉnh cao chỉ có một. Tôi gợi ý  trong  trường hợp người ta chuyển hướng quan tâm thì sao? Câu trả lời  khi đó là những giá trị tương đương…
  Tôi hỏi nhà thơ Thanh Nguyên qua điện thọai  trong khi ngồi ở quán cà phê. Chị hỏi tôi có gì mới.  Tôi trả lời mọi việc vẫn bình thường. Chị nói như vậy là tốt rồi. Chỉ đáng ngại khi phải mất những gì mình đang có…Tôi ngộ ra vài điều sâu sắc trong lời nói ấy và cảm ơn chị. Tôi hỏi tiếp ý nghĩa tam hoa  tụ đỉnh là gì. Câu này thỉnh thỏang tôi vẫn nghe ai đó nói trong giấc mơ. Chị trả lời khả tính của một trạng thái như vậy có thể khế ước với ngọai vật. …Một trạng thái liên thông…
   Và anh mong có thể khế ước cùng em!
 
 




   Một dãi mây
   Chỉ là cái cớ của mặt trời…
  Câu thơ trong tiểu thuyết Sôgun thật  sắc lẻm …Tuy nhiên, anh không muốn em là một cái cớ của anh trong bất kỳ quan hệ nào…Nếu có thể khế ước, em có nghe anh đang nói gì không? Những ngón tay hơi gầy của nàng làm tôi nhận ra dấu vết của một sự thiếu chăm sóc…Và điều kỳ lạ, trong khi ngồi sau cách chừng vài mét, tôi trông thấy nàng sau lớp áo xống…Cùng lúc đó một cái gì đó trong tôi thật dịu dàng và triều mến… Thân thể nàng phát ra một quầng sáng, chắc chắn là  do từ cái nhìn của tôi đang tập trung về hướng ấy. Trong khi viết ra những dòng này một mùi vị ngọt ngào đang xuất hiện trên môi tôi…Sau cùng, tôi mong muốn tâm trí của tôi với nàng thuần là một trạng thái  tinh khiết. Một sự hòa tan mà những gì vị ngã của tôi không còn một vết tích tồn đọng…
  
    Và, cuốn sách cuối cùng tôi muốn nói đến là Kinh Hoa nghiêm. Tiếp xúc gián tiếp đầu tiên của tôi với Kinh Hoa nghiêm qua cuốn Thiền luận của Suduky. Vào khỏang năm 1994. Xin tri ân học giả trong việc tiếp dẫn tôi đến một thế giới…Chương viết về Kinh Hoa nghiêm là một  trong những chương hay và cảm hứng nhất của  cuốn sách. Tác giả dường như được truyền đi một thần cảm xuyên suốt. Lại thấy, lại thấy…tòan bộ cấu trúc của chương dường như hòa tan trong tinh thần của Hoa nghiêm  kinh…Ở đây, tức Thiền luận,  tôi chỉ được giới thiệu một cách sơ lược hành trình của Thiện tài. Chừng ấy đủ làm một kích thích không cưỡng nỗi đối việc tìm đọc kinh Hoa nghiêm…
 




   Tuy nhiên, trên các hiệu sách của thành phố không có  nhiều kinh Hoa nghiêm. Hay là không có !...Hiệu sách duy nhất là một quầy sách cũ trên đường LCT. Một buổi chiều, tôi nhớ chính xác thời điểm đó, tôi ghé  vào và nhận ra Kinh Hoa nghiêm trong tòan bộ 8 cuốn đặt trên kệ sách cao nhất của giá sách. Chủ quán trong cái cười ái nhạo kể lại việc từ trước đến giờ chưa có người nào chạm đến bộ kinh ấy.
   Tôi đứng chiêm ngưỡng và thi thỏang quay lại …
   10 năm sau, tôi nhận một giới thiệu khác trong cuốn Đạo của Vật lý. Tác giả trong nhận xét  tổng quan đã đưa Kinh Hoa nghiêm ở vị trí chung kết. Nghĩa là, sau khi đã xem xét tòan cảnh bức tranh Vật lý hiện đại, đã khảo sát các dòng triết học và tôn giáo…tác giả dừng ở bộ kinh Hoa nghiêm…Những gì mà các lý thuyết hiện đại của vật lý, lý thuyết dây, lý thuyết ảnh tòan ký…đã được tìm thấy trong kinh Hoa nghiêm…Tôi có ý định giới thiệu sơ cho các độc giả chưa đọc qua cuốn sách.  Như vậy là, Kinh Hoa nghiêm lại thôi thúc tôi tìm đọc. Nó trở thành một trong những mục đích của cuộc đời mà tôi mơ ước, hay cần thực hiện
  Lần tiếp xúc khác trực tiếp nhưng không lâu. Tại thư quán Lan Nhã  của Đại tòng lâm, những năm 2005. Kinh Hoa nghiêm trong lần ấn tống này chia làm 4 quyển. Cũng như các bộ kinh lớn khác, những dòng chữ màu vàng trên bìa sách nâu đỏ…Những trang giấy trắng và trùng trùng chữ nghĩa. Tôi đứng đọc ngay tại nhà sách. Và, quả thực là một sự thảng thốt, như chữ dùng của tác giả Lưới trời Đế thích. Những trang tôi đọc  lúc ấy chỉ là những trang nói về tên các Đức Phật…Có chừng mấy trang như vậy chỉ để nêu tên của  các Đức Phật…





Sự tiếp xúc thường nhật ta chỉ nghe hoặc biết một vài Phật Danh như Thích Ca, Như Lai, Văn Thù, Phổ Hiền hay Quán Thế Âm.. Ý thức sau khi tiếp cận kinh điển vẫn biết đến ý niệm hằng hà sa số Phật…Tuy nhiên nó chỉ mang lại một hình dung…  Trong khi đọc qua vô số tên gọi như vậy, kiến văn của tôi mở rộng dần…
   Và sau đó, tôi có một đường  dẫn khác.Cuốn Lưới trời Đế thích…Kinh Hoa nghiêm được giới thiệu một cách tỷ mỷ hơn. Qua giới thiệu, trung thành với nội dung cuốn sách, tôi có cái nhìn về Hoa nghiêm tông tương đối cơ bản. Việc khảo sát chuyên biệt về Kinh Hoa nghiêm không phải là tòan bộ mục tiêu của tác giả…
   Và rồi tôi đạt được điều tôi mong muốn. Một trang trên mạng đã có tòan bộ kinh văn của Hoa nghiêm. Cùng một cô gái chủ mạng Internet, chúng tôi làm việc sao chép kinh trong suốt một buổi sáng. Ngọc Như ý đã  thực hiện …

    Các giới thiệu  đã cho tôi biết qua tầm vóc Kinh Hoa nghiêm nên khi đọc với một tâm trạng là vô ý. Theo nghĩa tôi không có chủ ý tìm hiểu. Các chủ ý, tôi nghĩ rằng mang tính cá nhân, và giới hạn…Không cần phải mang vào một không gian bao trùm như thế. Điều này tương tự việc ta  bỏ lại một cái nhẫn trang trí trong khi bước vào một cung điện…Nó không cần thiết, hoặc là chênh lệch thái quá…Nói cách khác, tôi đọc trong một tâm thái hành giả hơn là học giả…Những gì tôi nhận đuợc, là thế giới quan Hoa nghiêm hay chính là thực tại Hoa nghiêm sẽ phát động các thể tính của nó. Và, cũng nhằm cho người đọc tiếp nhận tòan bộ  các vi biến  của






Kinh, tôi lại mang cái nhẫn vào…Vì rằng, muôn trong một. Một trong Muôn và Muôn trong Muôn…Việc mang cái nhẫn vào cũng là sự phát động của Hoa nghiêm. Tinh thần sự sự vô ngại. Khi tôi để cái nhẫn bên ngòai tức là một sự ngại nào đó. Một sự chia cách tôi với cái cung điện rực sáng đó. Sự chia cách này do ý thức tôi thực hiện.Không phải cung điện lên tiếng nói hãy bỏ cái nhẫn lại! Nói cách khác, nhằm lọai trừ bản ngã hoá ra tôi lại tăng cường bản ngã trong những tầng ngầm của ý thức. Hoa nghiêm thực hiện một sự quét sạch và trọn vẹn… Nói cách khác, nhấn mạnh hay giảm thiểu một chi tiết là ý thức cá thể. Nó không phải một trạng thái tự tại. Nó không phải tinh thần của Hoa nghiêm….
  Mỗi ngày tôi đọc chừng vài trang vào lúc sáng sớm. Trong khi đọc xảy ra vài hiện tượng …Sau ba tháng thì đọc xong…Đã có một sự tương tác nào đó…
   Tôi không có ý định giới thiệu Kinh Hoa nghiêm trong tòan bộ nội dung. Việc làm này, theo lời một người bạn của tôi, là tu sĩ, cần sống trên 100 tuổi!... 

   Một vài hiện tượng khi đọc. Tôi đọc kinh trên máy vi tính nên trước mặt bao giờ cũng là màn hình. Ngòai văn tự của kinh thỉnh thỏang xuất hiện những  văn tự khác. Chẳng hạn, trong khi tâm trí của tôi quan tâm đến một điều gì đó thì  trước mắt, vào lúc  đọc kinh xuất hiện vài từ có tính chất thông tin hay giải đáp…Sau sự xuất hiện các ký hiệu đó là màn hình và tôi tiếp tục đọc…Nói cách khác, Kinh Hoa nghiêm như một nguồn sáng  cực mạnh  quét và rọi những gì có trong tâm trí. Sự quét này đi cùng lời đáp…Tựa như việc ta đứng trước một tấm kính. Ta






nhận ra những gì biểu hiện trên khuôn mặt. Ở đây là trong tâm  trí… Người đọc lưu ý rằng, những văn tự giải đáp này là xuất hiện trước mắt tôi. Không gian trước mặt như một tấm màn phẳng hay khối kính mà các ký tự: chẳng hạn chữ Phật xuất hiện trước mặt…Hiện tượng này làm tôi nhớ đến hiện tượng mà K nói dường như có một cái nhìn từ sau gáy  trong tác phẩm Bút hoa.Hiện tượng khác, trong mơ  tôi nhận ra có một ngôi chùa và có một hòa thượng đang đọc kinh cho rất nhiều tu sĩ…Một vài lần tôi không thực hiện việc đọc kinh. Buổi tối tôi trông thấy cảnh tượng các tu sĩ chờ đợi và đòi hỏi (?)…
  Những gì đọc trong Kinh là vô cùng tận…Hình dung như một bầu  trời đêm với hằng hà sa số các vì sao. Tất cả đều chiếu sáng và lung linh. Ở đây tôi chỉ trình bày vài tia sáng mà tôi nhận được từ một ngôi sao nào đó…Trong một dãi Ngân hà. Vài cái nhìn của tôi được đổi khác là những ý niệm, và là thực tại tâm trí: những thế giới phẳng, thế giới úp, thế giới  nghiêng. Các ý niệm và nhận thức của con ngừơi trong quán tính ngàn năm của nó có thể giải trừ để nhận ra cái mà  ta tưởng là ngữa cũng là úp. Hoặc thực ra, ta đang nằm theo một mặt phẳng xiên nào đó…Không phải ta đang ngữa lên mà là  úp xuống? Không phải ta đang  đứng mà  ào ào trượt  đổ? …
  Một  hình ảnh: Cây Vô tận Ý. Cây Vô tận Ý có gốc rễ và cành lá đâm ra vô  tận. Vì vậy nó là bất diệt…Cách tốt nhất ta hình dung một cái cây như vậy trong tâm trí. Sự sống cá nhân sẽ cạn kiệt sau một thời gian vì những gốc rễ của nó có giới hạn. Sự sống này là vô tận khi gốc rễ của nó mở ra mọi hướng…Ta hình dung những hóa  kiếp






trong một con người…Nói cách khác, bằng sự thể  nhập như vậy tôi có thể sống lại cuộc đời của Trang tử, Nguyễn Du hay Anhxtanh….
  Con người trong những gốc rễ sâu xa của nó là bản năng, thực vật. Sự làm chủ tính thực vật này là làm chủ tòan thể. Tức là  ta có thể liên thông với những người khác, là  hàng xóm hay Mô da trong một  trạng thái ngầm…Một sự phát động của Ý …
   Những dãi mây phát ra ánh sáng, tiếng nói từ những bông hoa…tất cả là thực. Chẳng hạn trong khi tôi viết ra những dòng này, từ đầu các ngón tay phát ra những quầng sáng đỏ  rực. Và những thể lỏng ấm và sáng nào đó đổ xuống mặt tôi.
  Cá nhân, chẳng hạn cái tôi đang viết  là  một tập hợp các khí chất, quan hệ. Nó không phải là một vật  thể đặc và tĩnh tại như một cái ly hay cái  ghế. Nó như một cái lồng với  nhiều song trống. Những ngừơi thân của nó, các tương giao là những luồng gió, luồng khí dao động, qua lại….Một khi yếu tính cá nhân của nó mất dần, trạng thái vô ngã, nó nhận ra tương giao trực tiếp của nó với người thân, các quan hệ. Chẳng hạn khi tôi nghĩ về người yêu. Người yêu xuất hiện ngay trước mặt…Tức là không có khỏang cách không gian giữa tôi với nàng theo một khỏang cách hình thức, địa lý
… Không phải nàng  xuất hiện như một ảo tưởng hay thực hiện một cuộc phi hành nào đó. Chỉ là không có khỏang cách 3 cây số giữa tôi với nàng…Cái lồng, là cá nhân tôi mở rộng và nối liền. Ngay lập tức  tôi trông thấy nàng. Cũng tức rằng, cái tôi là một khái niệm tương  đối








cả trong hình tướng của nó…Không phải tôi, trong hình thức một thanh niên đang ngồi đánh máy chữ xác định ở đôi tay, con mắt chăm chú nhìn vào bàn phiếm mà là cái tôi đang trãi rộng trong không gian chung quanh. Sự trãi rộng này theo mức  tu  chứng từ là căn phòng cho đến vài cây số.  Trạng thái lý tưởng là một trạng thái đồng thân . Tức một không gian cầu ….Có quá nhiều điều để nói…
   Cái vừa hiện ra tức Như lai hiện tướng.Tên một phẩm trong kinh Hoa nghiêm…Trạng thái tòan thể tức là Đức Tỳ lô giá na. Cái tôi khi phát ra một cách tòan phương chính là Đồng thân Di lặc….
  Để độc giả dễ hình dung về Kinh Hoa nghiêm, những gì tôi vừa nói như đã nói. Nó tựa như tia sáng của một ngọn đèn biển. Trong khi trên mặt biển là hằng hà sa số ngọn hải đăng…
   Trong tinh thần sự sự vô ngại  của Hoa nghiêm, tôi diễn bày điều này. Trong khi đọc kinh, có giấc mơ  là tôi trông thấy mình lên đến một tầng trời nào đó. Ở đó quả là Hằng hà sa số Phật. Các Đức Phật ngồi trên tòa sen hồng, xanh, trắng. Những hoa sen có kích thước chừng một mét...Những tòa sen này di động trong không ….Những gì trong giấc mơ, tôi nhắc lại không khác gì là thực. Theo nghĩa, cái gọi mơ và thực đều chỉ là những biểu hiện của tâm…
  Tôi tiếp tục những dòng này trong tinh thần Kham Năng của Hoa nghiêm. Tính Kham Năng giúp ta vượt qua những  sự mỏi mệt hay tiêu cực xuất phát sau một quá








trình…Một màu xanh lơ  đang bao phủ quanh tôi lúc này. Và những gì viết như một bản tốc ký của hiện trạng và suy nghĩ.
   Các pháp là không xen tạp lẫn nhau….Hoa nghiêm nói ra điều ấy. Một đường  dẫn nhanh cần nói  là: các pháp, trong  thực tướng của nó ở bất kỳ  kích  thước, hình thể  là  một  hành trình bất tuyệt, miên viễn và nằm ngòai mọi cấu trúc nhận thức. Chỉ khi ý thức xuất hiện, với các mô hình của nó mới thiết lập các trạng thái, thực ra là cái nhìn của ý thức:  đối xứng hoặc phi đối xứng, sóng hay hạt, dây hay  điểm…Điều này tương tự khi ta mang kính vàng, vũ trụ sẽ là màu vàng. Một cái kính vuông, vũ trụ sẽ có hình vuông. Lại nữa , ý thức là một nhân tố thực không tách rời tòan thể. Việc nhận diện các mô hình như vậy ta cũng nói rằng không sai hoặc  không  đúng. Có hay không…Tức là: Không tức thị Sắc. Sắc tức thị Không. Cái sắc ở đây  trong một phương diện là Ý thức. …
  Vũ trụ tự thân là gì ? Điều ấy chỉ thể đạt đến khi ý thức từ  bỏ các mô hình và ý niệm của nó. Lúc bây giờ,  cái ta nhận được là cảnh giới Bất khả tư nghì …
   Đức Phật nói: Bất khả thuyết! Bất khả thuyết!...
 
   Quan hệ giữa Thiền và Hoa nghiêm. Trong kinh nghiệm thiền ta nhận  ra việc dọn sạch những áng mây trên trời, thường  là mây xám…Cái hiện ra là bầu  trời xanh thẳm, vô cùng…Cái thường nhật xuất  hiện lúc đó là những vì sao quen thuộc: sao Mai, Sao Hôm, Tiểu








hùng tinh và Đại hùng tinh…Sụ phát lộ thế giới trong tòan thể của nó, vốn gắn với vô số tâm. Một khi không được thu nhiếp và   khai dẫn,  ta chỉ quán sát vài cái tâm nào đó. Lại  cũng thấy rằng ở mức độ này đã là sự tròn đầy cho một con người hay hành giả… Trong tinh thần tinh tấn ta đi tiếp một đọan. Hoa nghiêm tông là cái tiếp theo đó.Tòan thể trời sao và sau rốt là dãi Ngân hà!... Với hành giả, hai kinh nghiệm này là bổ túc. Không qua thiền quán, chúng ta không tiếp cận đến Hoa nghiêm. Chỉ dừng ở thiền quán ta cũng chưa thể đạt đến Hoa nghiêm…Nói như vậy cần thêm một bổ túc là thế giới Hoa nghiêm thì vẫn ở đó. Tựa  như dãi ngân hà tồn tại. Nó không can hệ gì đến có một cái nhìn chiêm quan nó…
  Lại nữa, cũng cần thấy rằng thế giới Hoa nghiêm này chính là thực tại trước mắt mỗi con  người. Nó là dãi ngân hà và cũng là ly trà, đỉnh trầm trước mắt. Không có sự cách biệt giữa các đối tượng này. Hình ảnh là, và thực là tôi trông thấy mình phát ra những ánh nắng! Một khỏang nắng màu hồng pha vàng nhạt. …Không phải một ảo  tưởng hay hình ảnh văn học. Một trạng thái ngất ngây mà âm ỉ đang lan tỏa trên thân thể tôi và mở rộng dần….
  Ta có thể đọc Kinh Hoa nghiêm trên mọi nơi, mọi chốn. Bởi vì, thế giới Hoa nghiêm là  thực tướng. Văn bản là một trong những hình thức biểu hiện. Không phải một hình thức cách biệt như cái ly và trà ở trong đó. Một hình thức tương thông và phản ánh…Cùng với đó, tức thể  tướng  của Hoa nghiêm là tồn tại ở tiếng nói, hương thơm, mùi vị...nó phảng phất, dịu hay gắt, thì thào hay như một tiếng hát…tất cả đều ở đó. Tuy nhiên nó chưa






định vị như tri kiến thông thường. Tức là tôi trông thấy một cái hoa trong không trung. Không phải cái hoa nằm trên cành của một chậu sứ ngòai hiên….Những gì nữa? Một cơn mưa đang xảy ra quanh cái tôi đó. Không phải cơn mưa bên ngòai mà một khỏang mưa nhỏ với vài sợi lớt phớt trên khuôn mặt…Với một trình độ tu chứng hùng hậu  tôi sẽ nhận ra một cơn mưa khác là xối xả hay kéo dài suốt cả một tháng….


  
  
  
  


                                                                      

    
 














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét