Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2016

VĂN CHƯƠNG- LINH ẢNH

10 -VĂN CHƯƠNG



    Tự bén hơi xuân tốt lại thêm
    Đầy buồng lạ mầu thâu đêm
    Tình thư một bức phong còn kín
    Gió nơi đâu gượng mở xem.
                                         Ba tiêu-Nguyễn Trãi
  
   Tôi tặng nàng tập thơ nhân ngày khai trương quán. Nàng đứng nghiêm cầm tập thơ bằng hai tay và nói lời  cảm ơn. Cái  tư thế của một học trò …Maria! Tôi muốn em trước tôi trong những gì xuề xòa và dung dị…
   Tập thơ còn những tờ giấy chưa rọc. Tôi hình dung những ngón tay gầy của nàng cầm con dao và rọc qua những tờ giấy ấy. Những gì là nguyên sơ, tinh khiết của anh vẫn còn đấy! Em có thấy rằng không phải anh đang nằm  trên tay em đó sao?

     Giờ thì tôi nói về một phần việc mình đã làm..Tôi làm thơ từ tuổi tiểu học. Có hai, ba bài thơ gì đó và thầy P, người tôi đã kể là độc giả đầu tiên. Thầy khuyến khích. Và giờ này tôi nhận ra bài học lý luận văn học đầu tiên chính là bài học này..Thi sĩ! Thầy gọi tôi như thế. Có bao nhiêu là hân hoan của tuổi 13 khi  được nghe những lời như thế..
  







   Rồi thì, những bài thơ và tập thơ được tiếp tục viết và đốt.
   Mãi cho đến năm 1994 thì quá trình đốt ngưng lại. Tôi viết thọat đầu là tự phát. Việc tiếp nhận các kiến thức chuyển chỗ tính tự phát thành tìm kiếm và lĩnh hội. Một vài điều tôi đọc mà có tác động sâu sắc. Những vần thơ lúc đầu cũng bình thường trong một hàng ngũ bình thường. Tôi chưa thâm nhập vào nó một cách sâu sắc. Những gì mà thơ ca có thể đạt tới. Rồi thì một buổi chiều trên thư viện Tổng hợp tôi đọc được một bài khảo luận trên Báo Văn Nghệ trích từ tạp chí Bách Khoa Thần học và được đăng trên nhiều số. Một bài viết công phu và giá  trị. Sau khi khảo sát các đặc trưng thơ ca trên nhiều phương diện như nhạc điệu, ý nghĩa, hình tượng…, bài viết kết thúc ở ý tưởng: Một bông hồng là một bông hồng là một bông hồng… Tôi nhận ra thơ ca đạt đến tính tự trị và tinh yếu của tòan thể. Một cái bắt tay mạnh mẽ nhất đã thực hiện!
   Cuốn sách thứ hai,  lời giới thiệu cho một tác phẩm của Miler. Thời của kẻ giết người.  Ảnh hưởng lớn đối với tôi là nhận xét giới thiệu trên trang bìa.  Việc chỉ ra một dòng văn học đi giữa triết học và tôn giáo. Với những tên tuổi như Trang tử, Đốttôiexki, Milapera, Tagor…Tôi nhận ra văn chương với tòan bộ sức nặng của nó…
  Cuốn sách đáng kể khác là cuốn Tổng kết Văn học thế kỷ 20. Dường như đó  là một tập thể học giả  Pháp biên sọan…Cuốn sách vẽ ra một nền văn chương tương lai với tính chất  sấm sét . Một nền văn học của tâm linh
hơn là một hiện thực khách quan nào đó… Như vậy là tương đối đủ. Những gì thỏa mãn tôi đã thỏa mãn…
  




     Sự viết, nếu thiếu đi những khai dẫn làm ta đâm e ngại. Những mở rộng kiến văn là khai quang tâm trí…Một  khi niềm tin đã định hình thì mọi việc  trở thành tự phát…   Một vài tác giả mà tôi chịu ảnh hưởng là Trang tử, Basô, Tagor…Những đại thụ này cho hoa trái mà  hậu nhân có thể chia xẻ bất tận…
   Tôi xin tri ân đến Trang tử với  giai thọai đẹp là người hóa bướm hay bướm hóa người.Trong tinh thần Tề vật thì bướm đâu khác người. Ta cũng đã bắt đầu bước vào cái Như lai, Như thị… Trang tử như đám mây trong
sự phiêu bồng và biến hóa phi thường. Dường như nó rãi khắp bầu trời…Và cái gọi bầu trời với đám mây ấy dường như cũng là sự nghi hoặc. Cái ta gọi phía xanh xanh ấy là bầu trời mà thực ra có phải là bầu trời không?
  Trang tử nói ra những con chim côn lớn mà bay một cái cánh  che khuất cả  mặt trời. Ta tưởng đó là sự ca ngợi tiếp theo. Hoá ra có  những con chim nhỏ cười nhạo: chúng ta bay lên những cây du cao không quá mấy sải mà bị rớt lên rớt xuống. Bay xa làm chi vậy ? ..
   Tôi xin tri ân đến Targo tập trung nhất trong những gì viết trong tập Tôn giáo của một nhà thơ. Nơi cái  nhà vắng ở quê hương tôi vẫn mê mãi đọc và tìm thấy ở đó  những ánh sáng dịu dàng và chia xẻ …Nói vậy không phải tôi không tìm thấy  sức mạnh trong đó. Sự thôi thúc phải hành động như một người lái đò không được chậm trễ để  đưa khách sang sông! Rồi lại cái nhìn vào tự nhiên như một sự giao cảm trọn vẹn. Nơi rừng sâu là nơi của những tình nhân!...
   Tôi xin hồi hướng đến Basô trong vài điều cảm nhận. Sức mạnh của ngôn  từ trùm chứa cả tạo vật . Mười ba âm tiết  diễn dịch bao điều:

 



    Như con bạch tuộc mắc bẩy
   Dưới ánh trăng hè
   Ta còn mơ thêm một lát.
 
    Là hành giả thượng thặng  thì Basô có thể vượt thóat mọi cái bẫy. Nhưng tôi ngờ  rằng  thiền sư đã chọn theo lối khác. Chịu mắc bẫy để trãi ra một tấm lòng Bồ tát. Ta nhận ra, hoa, cỏ, dế, chim, tu sĩ, kỹ nữ …trong thơ …Tất cả nằm trong một cái nhìn dường như trải thảm….
 
  Có một bài thơ khác nói về  cảm thụ của nhà thơ. Và đối với người đọc là truyền đi một cảm quan, cái nhìn của  chứng ngộ:
 
   Kỳ diệu thay
   Ta đi chẻ củi
   Ta đi  nấu nước…
    
  
  Đường thi gây dựng trong tôi một cốt cách và sự cảm thụ…
  
   Phượng hòang đài thượng  phượng hòang du
   Phượng khứ đài không giang tự lưu
  
  Chim phượng hòang chơi lầu phượng hòang
  Phượng bay lầu trống với Trường giang…
                                                    Lý Bạch








   Một lần nữa , tâm trí nhà thơ thì không bỏ sót. Nhìn thấy thì cảm thấy:

   Lạc diệp thu phong tảo
   Bát nguyệt hồ điệp lai
   Song phi tây viên thảo
   Cảm thử thương thiếp tâm
  
   Gió thu bay thổi hết lá vàng
   Bướm xưa tháng tám về sang
   Vườn Tây, từng cặp dịu dàng bên nhau
   Cám cảnh ấy sầu đau thân phận…

   Đỗ Phủ thì quả thật, buồn da diết:
   
    Thú cổ đọan nhân hành
    Thu biên nhất nhạn thanh
    Lộ tòng kim dạ thạch
    Nguyệt thị cố  hương minh
    
   Trống đồn giục giã chân dừng bước
    Một tiếng nhạn thu buồn ải quan
    Đêm lạnh mờ mịt sương muối trắng
    Quê xưa bàng bạc ánh trăng vàng

…Buồn nhưng đẹp.Nói vậy là tương đồng với nhà thơ chưa nhỉ ? …Trong khi Đỗ Phủ rã rời chúng ta lại đứng từ xa tán tụng?
   Nói vậy nhưng không thể không đọc:
  
  





    Hương vụ văn hòan thấp
   Thanh huy ngọc lý hàn

   Tóc mây sương đẫm hương ngan ngát
   Tay  ngọc trăng soi bóng dãi dầu

Tôi yêu thích nhất cái hình tượng:
 
  Phiêu phiêu hà sở tự
  Thiên địa nhất sa âu

   Phiêu phiêu thân thế không ràng buộc
   Một cánh chim âu giữa đất trời…

  Sau khi nói đến thi tiên,thi thánh phải nói đến thi Phật. Có những tư thế mà hành động trở nên tĩnh tại, từ ấy tâm trí mỡ ra một viễn cảnh:

   Lâm thương hốt bất hàm
   Trù trướng viễn hành khách
                           Vương Duy
   
   Đến bên chén rượu chưa buồn uống
   Nghĩ đến người đang ở chốn xa

 Và rồi, những quan tâm còn lại, hay khởi thủy:
  
 Quân tự cố hương lai
 Ưng tri cố hương sự
 Lai nhật ỷ song tiền
 Hàn mai trước hoa vị?





 Từ chốn quê xưa bạn mới ra
 Hẳn là bạn rõ chuyện quê ta
 Ngày đi có thấy cây mai lạnh
 Phía trước hiên nhà đã trổ hoa? 
  
   Đường thi là một vườn hoa mà người xem bị hấp dẫn, mê hoặc…Tôi chỉ xin giới hạn ở bài thơ mà tôi không thể  không chia xẻ:

  Bãi điểu quy lai bất hệ thuyền
  Giang thôn nguyệt lạc chính kham niên
  Túng nhiên nhất dạ phong xuy khứ
  Chỉ tại lư hoa thiến thủy biên
                                         Tư Không Thự
 

 Nghỉ câu về chẳng buộc neo
 Giang thôn trăng rụng ngủ khèo cho yên
 Đêm nay gió có trôi thuyền
 Chỉ quanh vũng cạn bên triền hoa lau

..Phía bên kia là, Huygô, Bôndơle, Rimbô, Pasternăc…tôi cũng có tiếp chạm nhưng thuộc một khí chất khác. Tổng quan thì những gì của Đêcac, Niutơn đã đổ bộ lên tôi trên một phương diện khác, của tiểu luận…
    Có một nền văn học mà nhân loại sẽ thiếu sót trầm trọng nếu như không có nó. Văn học Nga. Từ Tuôcghênhép, Leptônxtôi, Đốttôiexki cho đến Bondarep, Aimatôp là một dàn hải đăng sáng rực với những màu sắc và cường độ khác nhau. Những gì tôi có thể tiếp nhận







ở Tuốcghênhep là một nghệ sĩ ngôn từ. Vẻ đẹp ngôn từ trong tác phẩm của Tuôcghenhep là thuyết phục. Ta cũng nhận ra, thiên nhiên trên mọi phong cảnh của nó đẫm chất thi vị…Từ thiên nhiên, phả  lại tác phẩm  sự miêu tả
tỉ mỉ, chi tiết và trau chuốt những gì ngọai vật…Nghệ sĩ trong bản văn của mình là một nhà chạm trổ. Rồi lại thấy rằng, những vui buồn trần thế trong cái phong cảnh ấy chỉ là cái lên men nhẹ của vĩnh cữu. Vậy thì, những ý vị tiêu dao đã nằm ở đâu đó…
   Với Leptônxtôi, sụ tác động từ tiểu sử và tác phẩm là như nhau. Tôi đã học trong thời khóa  biểu của Tônxtôi một chương trình làm việc.Hiển nhiên là một phần vô cùng bé trong đó.Có một sự mỡ ngõ lớn  lao cho nhận thức, trong khi nhìn nhận lọai hình nghệ thuật, là cấu trúc hùng vĩ của Chiến tranh và Hòa bình…Những đọan bình luận ngọai đề trong đó thiết lập một kênh khác cho tiểu thuyết. Mà, trong các tác phẩm khác ta cứ tưởng rằng, tiểu thuyết chỉ là tiểu thuyết. Nhà văn chỉ là nhà văn. Với Lép là một khai thị khác. Tiểu thuyết là những gì thực tại với vô vàn biểu thị trong nó. Nhà văn là nhà tư tưởng, nhà sử học…
   Rồi thì, Đốttôiepxki với những cuộc đối thọai bất tận…Tôi đọc Anh em nhà Karamadôp xong. Nặng trĩu và chếnh chóang…  Vài năm sau, nhân đọc một tác phẩm của Battin tôi hiểu Đốt sâu sắc hơn…Hiểu xong thì im lặng hoặc đi cầu nguyện ở đâu đó…
   Tôi ngờ rằng, trong nhiều nguyên do, những khỏanh khắc trước cái chết đã là một bừng ngộ nào đó trong Đốt….Việc nhìn ra sự trắng tinh của thế giới. Trên cái






nền trắng  đó con người đi lại, làm một cái công việc nhấm nhẳn là chống lại chính mình…Hoăc cái sơ giản nhất là chống lại nguồn cội…
   Việc cưỡi ngựa xem hoa như thế này thật là một tội lỗi!
 
   Nhân đây, tôi xin tri ân đến  Aimatôp những gì mà nhà văn mang lại.Tôi đọc Một ngày dài hơn thế kỷ và nhận ra bao điều. Cấu trúc tác phẩm trong đó là sự kết hợp của hiện thực, huyền thọai và viễn tưởng. Ý nghĩa của những bè này soi sáng, đan quyện và  như thế….Cái ít nhất,  ta nhận ra sự thống nhất không phải nằm trong các hình thức. Sự thống nhất ở chỗ các ý tưởng, quan điểm ngầm đang chi phối tòan bộ hiện tượng…
   Những gì trong huyền thọai là đang xảy ra trên hiện tại. Nói hẹp hơn, quá  khứ là thực trong một  cái nhìn giải trừ hình tướng  của sự việc. Và như vậy, tương lai sẽ là một quá khứ tiếp  tục khác.Thảm họa từ  quá khứ sẽ là một cảnh báo trong tương lai. Lịch sữ vận hành theo vòng tròn…
   Kinh nghiệm đọc Đọan  đầu đài. Tôi đọc cuốn tiểu thuyết này trong thư viện một thị xã. Lúc này, hãy còn là những tìm kiếm…Buổi sáng, tôi đọc một vài chương trong đó. Trên đường về, qua một cánh đồng nhỏ.  Những cơn gió và tác động của  tác phẩm muốn nhấc tôi ra khỏi mặt đất...
  Sức mạnh của ngôn ngữ, tư tưởng và nghệ  thuật là một năng lượng vô bờ…Nó khiến ta có thể bay bỗng hay gục xuống. Sau cùng tôi nhận ra những giải trừ muôn thuở. Tự nhiên với những thay đổi không cùng tận. Con người có những bi kịch vì tính chất cá nhân của nó. Tuy nhiên,






tiêu hủy tính cá nhân này là một nguy hiểm. Nó  trở thành một công cụ  sai khiến…Khi minh triết không đến thì tự nhiên đã ở đó. Trong sự biến dịch, bất tận…mà thực ra, minh triết đã là tự nhiên…
 Điều có ấn tượng nhất là lời giới thiệu trong Đọan đầu đài với ý tưởng kêu gọi sự  hợp nhất của tất cả. Các nhà khoa học, các nghệ sĩ, và nhà tu hành vĩ đại…
     Ý tưởng này, khi tôi đọc là khỏang 20 tuổi hòan tòan mới mẻ. Tôn giáo hãy là một  sự khu biệt trong nhận
thức. Đọan đầu đài làm sự  khai phá một huyệt đạo trong một đường kinh. Một trong những huyệt đạo quan trọng và xung yếu...
 Cần đến các nhà tu hành vĩ đại…

   Ta lang thang trong xứ sở của tiên
   Nghe giọng nói của người trần và ta nức nở
   Giọng nói gọi ta trở về trần thế, và ta chìm.
  
   Tôi muốn nói đến một nhà thơ hiện đại mà tôi chiêm ngưỡng đó là Eliot. Trí tuệ, sự nghiền ngẫm thấu đáo những vấn đề, đặt  chúng trong các khung cảnh khác nhau, dường như khu biệt nhưng thực ra là những bè khác nhau của cùng một hiện thực….là một trong những  gì mà Eliot đem lại…Khi mà, những vấn đề được nhìn nhận một cách bao quát như tầm nhìn tác giả thì hiển nhiên những khung cảnh của hiện đại hay xưa cổ, hoang mạc, núi đá, hay quán rượu, cung điện, hoa hồng, hồ … đều được phản ánh và dội lại.Bị chia cắt hay nhân lên, tuyệt tích hay bội sinh. Sau rốt nó ngưng tụ trong một im







lặng có tính hòan vũ.” Ôm cả hòan cầu trong lòng im lặng”. Nó không cho chúng ta sự du dương của Môda mà là trăn trở, tin tưởng và  hòai nghi, các tín điều tôn giáo khác nhau…Trong thơ của Eliot vang lên những  điều
sấm nói, những câu chú, hành trình những đạo sĩ…Thơ ca đã tìm đến tôn giáo. Tuy nhiên nó không cùng vị thế như một niềm tin đã hình  thành mà những sự dao động và biến động. Nói cách khác, chúng ta đang nhận ra tôn giáo trong một phiên bản khác. Phiên bản qua cái nhìn của thi sĩ….
    Thơ ca ở đây đang dần về kiến trúc. Và là một kiến trúc  hậu hiện đại. Nó giảm thiểu những đường nét trau chuốt của hoa văn, diềm cửa… Ở đây là những khối lớn,  hang động  và trụ chống … Đá xanh, những cơn động đất  và kể cả dòng chảy  xói mòn của ngày tháng…
   Sau những gì có vẻ kinh khủng như vậy thì thi sĩ vẫn cứ là thi sĩ. Mà thực ra cái nức nỡ đã là dấu chỉ của một thi sĩ…
   Thi sĩ, trong một tư thế khác:
    
    Nhà tù và lâu đài
    Và dội về tiếng sấm mùa  xuân trên đỉnh núi xa
    Kẻ bữa nao còn sống giờ đây đã lìa đời
    Chúng ta từng đã sống thì nay đang hấp hối
    Đừng sốt ruột hãy ráng chờ chút đỉnh
  
  Hãy ráng chờ chút đỉnh, thực vậy, tôi muốn trích dẫn một cái nhìn khác của Eliot trước khi khép lại những dòng chữ này:
     
     





      Chim hót: hãy đi đi, có những đứa trẻ con
      Giấu mình trong bụi và chúng đang cười ầm
      Hãy đi đi, đi đi-và tiếng chim lại hót:
      Con người vẫn nhọc nhằn khi cuộc đời hiện thực.
    
    
      Cả quá khứ và tương lai
      Cái chưa đến và đã đến
      Luôn luôn ở trong một điểm- bây giờ


…Cái nhìn của nhà thơ là trải rộng, như đã nói từ đầu.Chính là vì trãi rộng nên nó có thể thu về một điểm. Niềm tin mà nhà thơ chia xẻ  là có những đứa trẻ con và cả tiếng cười ầm của chúng….
   Trí tuệ trong Eliot? Chúng ta đã tiến đến một điểm-bây gìơ và từ điểm ấy:
      Chẵng lẽ anh đã dám
      Làm cho vũ trụ này lo lắng?
      Mỗi phút-là thời gian
      Để quyết định, nghi ngờ hay lật ngược hòan tòan…

    Một vài quan điểm về văn chương. Cũ và mới.Bản sắc và hướng ngọai…Những gì có thế nói là phong cách, quan điểm là một sự biểu lộ. Khi nó còn gắn với cá nhân biểu lộ thì là  một thuyết giáo,  tìm kiếm…Khi cá nhân hòa tan thì chẳng có gì để nói. Nó tương tự việc một họa

Thomas Stearns Eliot: 1888-1965
Nhà thơ, nhà văn,nhà phê bình văn học Anh
Giải Noben văn học 1948






sĩ trong truyện ngắn của Lê Đạt. Anh ta treo những bức tranh mình tâm huyết lên tường. Cùng những tờ giấy ngẫu ngộ. Họa sĩ nhận ra sự bình đẳng của hình tướng và đốn ngộ.
   Thơ ca dao động giũa âm nhạc và kiến trúc.Khi hòa tan trong âm nhạc, nó trở thành trừu tượng. Và âm nhạc sau rốt sẽ là những hòa điệu vũ trụ… Tại các địểm cực, ta nhận ra thơ ca như dấu hiệu của một thực tại khác. Chẳng hạn, sau bóng dáng Tô Đông Pha là ai đó…Trang tử, Tinh thần phóng dật, Đạo…Tính chất dấu hiệu này không đơn giản. Nó không phải  cái nhãn dán trên một cuốn vỡ mà phức tạp và sinh động. Cuốn vỡ như thế  tương ứng cái nhãn như thế… Cực khác, thơ ca trở thành kiến trúc. Tức là sự kết tụ của nó. Khi ấy, thơ ca gắn với tư tưởng, các chính kiến...Các tư tưởng, chính kiến đi đến tận cùng sẽ là sự hợp nhất với các tôn giáo và triết học…Khi ấy, nhà thơ không xa lạ với các giáo chủ…
   Điều này không phải là một cái gì nghiêm trọng. Bởi vì, đến lược các giáo chủ lại là phát ngôn cho một lực lượng khác, siêu việt các hình tướng và sự  xếp đặt  trật tự…
   Một dải mỏng khác, sự xôn xao của các  cảm xúc...Những đam mê, khát vọng. E ấp, nũng nịu và mời gọi…Dãi này là sự nối liền thơ ca qua  các cực của nó.














Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét