Thứ Tư, 2 tháng 3, 2016

KINH DỊCH- LINH ẢNH

7- KINH DỊCH

   

    Cái lọ màu xanh biếc…Đó là chỗ trú ngụ của các tiên nho. Tôi nghĩ vậy và thành tâm mong vậy. Thi thỏang trong các giấc mơ hay thiền quán tôi nhận ra một trưởng lão mi dài bạc trắng, rũ xuống về phía cuối đuôi mày, nhập vào người…Khi đó, tôi nghe một giọng nói hay là những ký hiệu có tính chất chỉ trỏ, giải đáp những  thắc mắc của tôi trong đời sống.  Một giấc mơ là tôi thấy  mình đang làm công việc chỉnh trang lại nhà cửa, phần sau nhà.Công việc sắp xong. Đột ngột, hiện ra phía sau  nhà một chân trời với những hình ảnh xanh biếc, pha lẫn những viền vàng. Một màu sắc tôi không hình dung trước. Trong mơ là nỗi ngạc nhiên về sự xuất hiện những màu  sắc này.Nó tựa như những đám mây ngụ trên mặt đất…Một trong số các sắc xanh ấy là như màu của lọ mực mà tôi vừa mua. Thực ra, tôi  tìm một cái lọ mực có màu xanh như trong mơ để thỉnh về.Những sắc xanh khác là hình ảnh Đức Phật Di lặc. Một tấm ảnh tôi nhận được trong cuộc đón tiếp Đức Pháp Vương Tây tạng.Trong khi viết ra những dòng này tôi hy vọng một sự trợ giúp. Bao giờ cùng là vài ba sự trợ giúp nào đó cho con người.
   Tiếp xúc đầu tiên của tôi về Kinh Dịch là những chú thích trong các  bản văn cổ. Qua các chú thích ấy, Kinh Dịch thóang qua những minh triết và huyền hoặc… Tôi dần tiếp cận, tuy nhiên chưa là đầy đủ. Cuốn sách Kinh





Dịch màu vàng mà Ngô Tất Tố là dịch giả, hiện ra trước mắt tôi. Thầy C, cho tôi mượn và  ra một thời hạn không tính.Một lọat thời gian tôi vẽ ra những hình Hà đồ, Lạc thư và thực hiện những hướng dẫn trong sách. Sau đó tôi ghi chép vào những cuốn vở…Sự tiếp cận lúc này có một  bước tiến nào đó. Tuy nhiên, tôi chỉ quan tâm trên phương diện xã hội, văn học hơn là vật lý. Chẳng hạn, Quẻ Bí chỉ sự trang trí, một quan điểm nghệ thuật như kiến giải một học giả. Sự quan tâm của tôi lúc này theo hướng như vậy…Quan tâm sâu sắc hơn khi tôi ở Diệu đế. Một thời gian học thuốc.Một cậu thanh niên, trên cái hành lang sau hậu viện mang một số sách vỡ. Trên đường những cuốn sách bị đổ tháo. Tôi phát hiện ra cuốn sách Y Dịch….Những gì chàng cần có thì đã có. Tôi cảm ơn cuộc đời về những điều như vậy. Mà thực ra sau  lưng cậu thanh niên mang cuốn sách đó là gì? .. Tôi vồ lấy cuốn sách và rối rít xin mượn. Ngày sau đó tôi lập tức photo. Tôi đang học Đông y, và ý đồ là cần biết sâu thêm về cơ sở Đông y. Việc ứng dụng hệ thống  Ngũ hành chưa thỏa mãn…
   Hơn một nữa cuốn sách Y dịch nói về Kinh Dịch. Những thông tin trong đó nhân lên gấp bội khi so sánh với cuốn Kinh Dịch tôi đã đọc trước đó. Ấn tượng nhất là lời giới thiệu  của Học giả Trần Thúy… Nói về một đề tài như vậy phải  có một văn phong như vậy.Nó súc tích và gần với giọng điệu thuyết giảng trong một niềm tin kiên cố.Sự quan tâm  chung về Kinh Dịch chuyển qua việc tìm hiểu trong lĩnh vực đông y.  Tôi chung một quan điểm với trường phái Tân Khổng giáo. Một sự kết hợp







Kinh Dịch và Phật giáo, Lão giáo…Một ấn tượng khác là hình ảnh cái vòng tròn không có đầu mối.Những tìm tòi cụ thể tôi đã viết trong Quẻ  Khảm. Tôi chỉ nêu thêm vài ngọai hiện và tiểu sử…
   Tôi định viết cuốn sách, là Quẻ Khảm trong năm chương. Thời gian này, thể trạng của tôi không được khỏe lắm. Tinh thần tập trung cao độ. Khi viết là những quầng sáng ập xuống. Điều tôi đã kể trong Nguyên Bạch…Tôi, trong sự mê mãi viết thường là tập trung nhất vào thời gian trưa. Thi thỏang một tia sáng trắng xuất hiện trước mắt cách chừng 1, 2 m…Sau đó tia sáng  nhập vào người và tôi bị cuốn theo một tiến trình diễn giải…
   Thời gian này, sức khỏe của tôi giảm  dần.Một kinh nghiệm nhớ nhất là tôi thấy mình, thân xác phân tán ra không gian chung quanh…Một luồng khí lạnh nhập vào bàn chân và truyền dẫn vào người..Nhắc lại vẫn còn kinh khiếp…Buổi tối, tôi thấy mình trong mơ đang làm việc  trong một cái hào sâu tối  nào đó. Tôi nhận ra những khuôn hình nhỏ gọn, hình chữ nhật như những lá bài tứ sắc phát sáng. Trong ánh sáng của nó lẫn với các khí đen…
   Kinh nghiệm đáng hãi  là một đêm tôi nghe xương cốt kêu rào rạo.  Tôi đang nằm ngữa  và xoay chuyển theo hướng nghiêng một cách vô thức do  sức  mạnh nào đó… Tôi bắt đầu chuyển bệnh. Cuốn sách thay vì năm phần tôi đã rút lại hai phần.
   Còn lại là những gợi ý, gợi hứng cho người đọc…Có 64 quẻ. Con số này xuất hiện trở lại  trong cấu trúc ADN…Liên hệ này nghĩa là gì? Một sự tương đồng







trong khoa học hiện đại và Kinh Dịch. Sư tạo thành phôi vận hành như vận hành trong Kinh Dịch. Sau vài giây tạo thành, các tế bào định xứ theo các phương vị của Bát quái…
   Ta hình dung chuổi xoắn kép  như vận hành của hai dòng khí âm và dương…
   Chuyển ra các vùng ngọai hiện…Trong cuốn Đạo của Vật lý  có sự  ngạc nhiên khi nhìn nhận các cấu  trúc hạt cơ bản tương đồng với cấu  trúc các quẻ. Điều này có thể xem rằng, các quẻ là nguyên thủy. Cái  mà nhà khoa học nhận ra trong cấu trúc hạt là một phiên bản khác của tự nhiên trong các biểu thị của nó. Đó là những phiên bản của một nguyên tác. Không có sự ngạc nhiên khi ta nhận ra  mình giống với anh hoặc em của mình…Đó là một sự ngạc nhiên của trí thức không phải là sự cách biệt  trong bản thể.
   Một vài quẻ tôi hãy còn chiêm nghiệm đó là quẻ Tỵ (…). tại thời điểm này ta phát hiện một khỏang trống. Người bói sẽ nhận được những gì mà người đó cần, một sự phụ thuộc vào tâm ý nội tại hơn là một ngọai thể khách quan. Đó là một sự giao tiếp trực tiếp giữa cuốn  sách và người xem. Nói một cách nhanh nhất là sự giao tiếp của Đạo và người. Tương tự như việc đọc kinh là thấy Phật!
   Một quẻ khác, quẻ Trung Phu. Một  cơ chế di truyền sẽ là  cơ chế của thông tin. Việc khảo sát kỹ hơn dành cho các học giả, có thể tiếp nhận hoặc không. Cá thể, tàng trữ trong nó một, hay nhiều thái cực. Và thực ra, không có một hay nhiều…Trong tòan bộ các họat động của nó thái







cực này biểu hiện. Khi ta hòan tòan tĩnh tâm, tức sự lọai của các tạp nhiễu, trong trạng thái tự nhiên, thái cực biểu lộ sự hiện họat trực tiếp của nó…
   Tức là, thay vì nói đến, tôi, anh…sự nhận diện là: Ta là Thái Cực….
   Gọi là Ta vì cái tôi là một sự nhiễu, một tình trạng đóng kín do nhiều nhân tố. Tương tự khi khai mở tòan bộ các luân xa, khí lực của một người sẽ là khí lực của vũ trụ. Trong quan điểm tòan thể,  bao hàm cả  phương diện tình cảm, cảm xúc, tức là từ khí lực tự nhiên chuyển sang các ngọai hiện khác. Một trạng thái chứng nghiệm nếu như cần thiết  sự định danh sẽ là: Ta là Thái cực!
    Một kích thước khiêm tốn hơn để so sánh. Ta hình dung một người bạn với những gì quen thuộc và bình thường, gắn với các tiểu sử, điều kiện xã hội. Đột nhiên, đến lúc này ta nhận ra đó là một Vương gia.
   Những nhìn nhận cần thay đổi nhiều hơn từ gốc rễ. Có rất nhiều ngành  khoa học liên quan đến Kinh Dịch. Thay vì vậy, cái nhìn là sự biểu hiện của Kinh Dịch trở thành nhiều ngành khoa học…Ta cần nhận ra rằng, nguyên bản Kinh Dịch trong các phiên bản không trọn vẹn của nó là Y học, Tử vi, Vật lý, Địa lý….
   Dịch  là tác động tòan thể. Trong hơi thở, cảm xúc và hành động của ta chính là Dịch. Đối với ý thức, Kinh dịch là một tri thức. Nói đến phương diện tri thức, cái mà con người nhận được là một thiên khải.  Thiên khải này Phục Hy là người thực hiện. Rồi thì, trong cái nhìn không thời gian, Phục Hy vẫn còn ở đó, tại đó đang dạy dỗ lòai người!
   






   Huyền thọai long mã, thật ra cũng là huyền thọai lòai người! Bởi vì, xuất phát từ thời điểm long mã hiện, nhìn về sau đó lịch sữ  lòai người là thiên hình vạn trạng của một thái cực. Ta nói rằng long mã là một huyền thọai bởi vì ta đã lùi xa nó. Không phải sự chứng nghiệm nó. Sự chứng nghiệm này là Phục Hy…
    Muốn hoặc không thì minh triết, đạo lý vẫn có đó. Tựa như mặt trời chiếu sáng. Thuần túy chiếu sáng. Điều có thể ý nghĩa là việc  tăng tốc các quá trình nếu như đặt trên phương diện nhân văn, phát động từ cái tâm …
   Đến dòng này tôi xin hồi  hứơng những gì đã viết về phía các tiên nho.. Về phía những người đọc tôi chỉ như một gợi ý hoặc gợi hứng…



  
 
 
  
  





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét