Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

TƯ TƯỞNG- CÕI Ý

7- TƯ TƯỞNG


   Xem xét về tư tưởng, và là một tư tưởng cụ thể chỉ là những soi sáng bên ngoài nó. Điều đang làm là lý thuyết về tư tưởng, tức tư tưởng về tư tưởng. Tồn tại thực tế của tư tưởng là sự kiện ý thức về một hiện tượng, vấn đề nhất định.  Màu vàng hoa cúc, sự thành đạt của người hàng xóm, những bất bình đẳng trong đời sống xã hội, quan hệ giữa những con số… Tư tưởng sẽ là việc ý thức dịch chuyển từ ý niệm này đến ý niệm khác do nó tạo nên để chỉ hiện tượng. Nói khác đi, tư tưởng là một tiến trình nhận thức có giới hạn đầu và cuối, là những ý niệm nào đó. Nếu như không có ý niệm đầu tiên làm cơ sở, tư tưởng không được thành lập. Khi tư tưởng chưa dừng lại ở ý niệm cố định, hiện tượng đang là sự kiện cá nhân suy nghĩ. Ta không thể thâm nhập vào tồn tại của tư tưởng loại này. Chú ý ngộ nhận rằng, một tư tưởng nào đó có thể dẫn đến vô cùng. Đây đã là một ý niệm cuối, xác định và giới hạn tạo thành một tư tưởng cố định. Chẳng hạn tư tưởng về số sao trên trời là vô cùng. Ta không thể đồng nhất ý niệm vô cùng này như sự vô cùng của bản thân tư tưởng. Tư tưởng vô cùng chính là sự bất định của ý thức trong những ý niệm của nó.
  Như đã xác định trong quan hệ nhiều ý thức, tức người này và người khác, biểu hiện tư tưởng lời nói hay chữ viết. So với ý thức đang diễn tiến nơi người phát biểu, lời nói là cái có sau và không đồng nhất chính tiến trình ý thức. Giao tiếp xã hội, kể cả trường hợp trực tiếp như đối thoại, ta nhận ra một thế giới tĩnh tại, hình thức trên cử chỉ, lời nói, hành động  so với những gì đã xảy ra và luôn đi trước biểu hiện hình thức của nó. Cũng tức rằng, ta nhận ra sự bất động ở những gì được xem là diễn tiến sinh động trong đời sống xã hội. Và sau đó, do cùng tính gián tiếp so với thế giới bên trong, có thể xem đối thoại trực tiếp, qua màn hình, bằng chữ viết là như nhau ở tính ”xác thực” của giao tiếp. Sự xác thực đáng kể được quyết định ở chỗ người tham gia với tâm thái nào đó, là chú tâm hay lơ đãng, nắm bắt toàn thể hoặc vừa nghe vừa suy nghĩ một vấn đề không liên quan đến câu chuyện.
  Cũng thể nói theo chiều hướng, sự xác thực duy nhất của đời sống xã hội là thế giới ”bên trong” cá nhân. Tức sự kiện xác thực là những ý nghĩ mà ý thức đang triển khai, hoặc ngược lại, chấm dứt. Nó có thể biểu lộ qua hình khối, màu sắc, ngôn ngữ hoặc im lặng. Vẫn chiều hướng này, những gì hình thức biểu lộ vốn là trừu tượng, bất xác có thể được quy giản. Cái gọi xã hội, cá nhân tựu trung là những hiện tượng trong vô số hiện tượng của ý thức. Trên phương diện khác, cũng thể nói thể xác là ngôn ngữ của ý thức ở tính biểu hiện của nó. Một khi hai ý  thức khác biệt có thể cảm thông trực tiếp, giữa nó không cần bất kỳ phương tiện biểu lộ bằng vật thể. Ta và người khác là một khi nhận ra tính bất động, vật thể của hiện tượng ngôn ngữ, thể xác. Cùng với đó, ý thức có thể cảm giác về “người khác “ qua bất kỳ biểu lộ, là “hình dáng”, ”thể xác” người khác như quan niệm thông thường, hoặc hình ảnh, bút tích, di vật. Ta tiến đến một trạng thái tâm linh…
  Trở lại sự xác định tư tưởng. Sự hoàn thành tư tưởng chính là sự chấm dứt nó ở một ý niệm cố định. Chẳng hạn tư tưởng khắc kỷ nảy sinh từ một số ý niệm, là người khác, quan hệ xã hội, tính nhân đạo…Vận động của tư tưởng là thiết lập liên hệ qua những ý niệm này, và chấm dứt nó ở ý niệm từ bỏ cá nhân, đến với người khác. Vẫn những ý niệm trên, sự hoàn thành tư tưởng vị ngã ở khẳng định cá nhân của nó. Hiển nhiên rằng, tư tưởng vị ngã từng trải qua những ý niệm người khác ở khẳng định tính cá nhân của nó. Hiển nhiên rằng, tư tưởng vị ngã  từng trải qua những ý niệm người khác, tính nhân đạo… Nhưng nó chưa tiến đến tư tưởng khắc kỷ, hoặc vượt qua vì xem như một ý niệm sai lầm. Như vậy, sự hình thành một tư tưởng đi liền tính cố định của nó. Không thể có tư tưởng vừa là khắc kỷ, vừa là vị ngã trong một tiến trình nhận thức. Sự bất định tư tưởng ở đây chính là sự chưa hoàn thành của nó. Khi ấy trên thực tế là sự kiện cá nhân còn đang suy nghĩ để tiến đến một lựa chọn.
  Đi đến xác định rằng, sự hoàn thành một tư tưởng cùng với sự chấm dứt của ý thức trước hiện tượng. Đương nhiên ý thức này có thể tiếp diễn nó trên một hiện tượng khác, thành lập nên một tiến trình nhận thức khác. Với tư tưởng khắc kỷ vừa đạt được, cá nhân hy sinh bộ phận hoặc toàn thể đời sống cho người khác. Những sự việc này nằm trên mặt bằng khác so với tư tưởng chỉ đạo sự việc. Cũng thể xem rằng đời sống cá nhân từ ấy là những biều hiện của một tư tưởng  đã hoàn tất hoặc như một phương tiện cho tư tưởng ấy. Lại thấy, một khi tư tưởng không do chính cá nhân đạt được qua lựa chọn của nó, cá nhân đã bị tước đoạt. Nó trở nên vật thể, từ thể xác câm nín đến bản thân ý thức ở đó cũng bị ngưng kết theo sự áp đặt của tư tưởng bên ngoài. Ta lưu ý tính tương đối trong những xác định này.
  Ta có thể nhận ra những thực tế của hiện tượng trên. Sự quan liêu của nhà lãnh đạo đối với quần chúng trong đời sống chính trị. Sự thống trị của tư tưởng cá nhân đối với số đông trong các đường lối, mô hình giáo dục. Quan hệ đạo sư, đệ  tử…Kể cả việc tiếp nhận tự nguyện của cá nhân không đồng nghĩa tư tưởng ấy đã nảy sinh từ chính nó. Lưu ý rằng tư tưởng có thể là một quy tắc sống, một tín điều đạo đức hoặc một lý thuyết về đạo. Lưu ý tiếp, ở đây chỉ là việc trình bày hiện tượng, phê phán hay thừa nhận, nêu lên sự đúng, sai, tốt xấu nằm ở phương diện khác. Một khi cá nhân nhận ra sự nô lệ cho một tư tưởng bên ngoài, việc tiếp tục tiến trình hoặc chấm dứt phải là từ chính nó. Nếu không nó đã rơi vào sự dẫn dắt này thay cho dẫn dắt trước đó. Khi ấy, đời sống thực, sự tái sinh từ nó vẫn là chưa xảy ra.
  Giờ đây ta xem xét tư tưởng ở tính chất trùng lặp của nó. Trong đời sống xã hội, kinh nghiệm nhận thức được xác định và là bị quy định bằng những ý niệm hiện có. Tư tưởng xác định luôn là giới hạn theo số ý niệm này. Người hàng xóm là lương thiện hoặc vô đạo. Ta có thể kết thân với anh ta hoặc không giao tiếp. Gần gũi để truyền đạo hoặc dời nhà
để khỏi bị vạ lây. Toàn thể những xác định, và là tư tưởng nêu trên không nằm ngoài kinh nghiệm nhận thức. Một tư tưởng hoàn thành ở đó, chẳng hạn giao tiếp để truyền đạo, là thuộc về kinh nghiệm. Nói khác đi, không thể có tư tưởng mới trên cơ sở là toàn thể ý niệm xác định và cũ kỹ. Ta nhận ra điều này cả khi tư tưởng trở nên trừu tượng theo đối tượng, là các lý thuyết, chủ nghĩa. Cũng như tri nhận sự tĩnh tại, hình thức trong giao tiếp xã hội ta nhận ra một xã hội tù động, bưng bít và đông đặc. Điều này do sự quyết định của tư tưởng trong đời sống xã hội cùng tính chất cố định, vật thể hóa của tư tưởng.
  Tương tự hiện tượng cá nhân đang là nô lệ cho tư tưởng ở ngoài nó, đời sống xã hội đang bị cầm giữ vì những tư tưởng từ cổ xưa đến hiện đại. Cá nhân có thể chấm dứt mọi tiến trình tư tưởng, tức cái gọi giải thoát. Trên phạm vi xã hội điều này không xảy ra. Tức rằng không có sự đồng thời chấm dứt mọi tư tưởng trên mọi ý thức. Nếu như thừa nhận mục đích chung trong đời sống xã hội là sự thông đạt lẫn nhau về mọi phương diện, ta thấy tư tưởng là những tảng đá ngầm trong nó. Tuy nhiên thừa nhận mục đích chung chỉ là giả định một chiều. Kinh nghiệm cho thấy nhu cầu phân hóa, chia cắt, cô lập là chiều hướng khác quy định hiện trạng xã hội. Thực tế hiện tượng là chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, bản sắc văn hóa, tâm lý cá nhân… Cần thiết nhắc lại rằng, toàn thể những điều này chỉ là các ý niệm của  ý thức. Nó được xác định và củng cố theo quan hệ với những ý niệm khác. Chẳng hạn ý niệm bản sắc văn hóa được liên kết với những ý niệm về ngôn ngữ, cách ăn mặc, tập quán tâm lý… Sự xác định của nó là hiện thời trong một hoạt động nhận thức. Kết quả, tức ý niệm bản sắc văn hóa là cái có sau ý thức, nó phụ thuộc vào chính ý thức đó. Trên thực tế là ngộ nhận tồn tại một bản sắc chung, cố định từ ấy tạo thành đặc trưng một dân tộc. Và đương nhiên theo quan điểm, quy định những thành viên trong nó.
  Trở lại nhu cầu phân hóa và cô lập trong đời sống xã hội. Bản thân sự hình thành tư tưởng đã là việc phân hóa, lựa chọn một trong vô số ý niệm trong kinh nghiệm nhận thức. Ví dụ rằng, trên nền tảng chung là những ý niệm xã hội, sự hình thành tư tưởng có thể là tư tưởng vị ngã, tư tưởng  khắc kỷ, tư tưởng pháp luật. Sự phân hóa và lựa chọn đã xảy ra. Tuy nhiên ý thức không dừng lại ở đó. Để xác nhận tư tưởng đã thành lập, nó khẳng định tư tưởng ấy trong quan hệ với những tư tưởng khác. Hiện tượng này phổ biến trong đời sống xã hội, cần thiết những lưu ý sau.
  Sự khẳng định bản thân tư tưởng, như đã xem xét cơ cấu thành lập chính là  sự hoàn thành nó. Khẳng định như nó nhầm tưởng đối với tư tưởng khác chỉ là sự khẳng định mặt hình thức, vật thể của nó. Như vậy, các phủ nhận thường có chỉ là phủ nhận phần vật thể của tư tưởng. Điều con người thực hiện trong tranh luận, kể cả bạo lực là một sự việc cho việc đã  rồi. Nó có thể làm phát sinh những tiến trình nhận thức khác, nhưng là nằm ngoài mục đích của nó. Phủ nhận tư tưởng bình đẳng bác ái ở Ky tô là không thể phủ nhận bởi sự hoàn thành của nó. Điều khác, phủ nhận Ky tô về mặt thể xác là một sự kiện khác nữa, không thể là thủ tiêu chính tư tưởng. Ở đây, ta vẫn không bỏ qua chính sự kiện thủ tiêu vật thể đã nảy sinh những tư tưởng mới, là truyền thống tử vì đạo, hoặc chối Chúa.
   Cũng tương tự vậy, không có sự thâm nhập lẫn nhau giữa hai tư tưởng bất kỳ. Ta biết đến tư tưởng khác trong sự kiện đối thoại, tuy nhiên chỉ như là biết đến dạng triển khai của nó. Sự triển khai được xác định ở chỗ qua những luận điểm do tư tưởng này đưa ra, tư tưởng khác tiếp tục sự khẳng định từ nó. Bản thân luận điểm không thể nảy sinh theo cách ngẫu nhiên trong một tiến trình  ý thức từ ta. Tiếp sau đó, nó rơi ngay vào tiến trình ý thức người đối thoại. Cũng tức rằng, luận điểm đã được tư tưởng khác đồng hóa theo các chiều hướng từ nó. Diễn đạt theo cách khác, ta biết đến tư tưởng khác ở dạng bất động, ngưng kết trên văn bản, hoặc lắng nghe độc thoại của người đó. Trong đối thoại, vẫn chính tư tưởng ấy ở dạng vận động của nó. Nó khác sự vận động hoàn thành chính tư tưởng. Dẫn đến điều, một khi tư tưởng đã hoàn thành, sự kiện đối thoại sẽ là bất tận. Việc chấm dứt nếu có phải là chấm dứt đồng thời hai tư tưởng, không phải sự thâm nhập lẫn nhau để hình thành nên một tư tưởng mới. Trong một trường hợp hẹp là sự cạn kiệt số ý niệm các bên đã sử dụng.

   Và kết thúc cho phần diễn giải này, ta xem xét quan hệ tư tưởng trong đời sống tinh thần cá nhân. Theo như quan niệm chung, đời sống tinh thần cá nhân xác định bởi cảm giác, ý thức, vô thức, tâm linh. Vì rằng, cá nhân chỉ là ý niệm của ý thức chỉ cho một hiện tượng. Từ những cơ sở khác, chẳng hạn cảm giác, tâm linh, sự xác định cá nhân đã là không phù hợp. Bản thân cảm giác là sự kiện thực, xác định người cảm giác, diễn giải hoặc so sánh nó với những cảm giác khác đã là sự việc của ý thức. Nó là cái có sau sự kiện. Do vậy định hình cá nhân ở đó chỉ là một ý niệm. Hoặc như trong sự kiện tâm linh không có xác định cá nhân ở cùng  trạng thái. Khi lấy cơ sở là các hiện tượng tinh thần này có những cái nhìn và xem xét khác về thế giới hiện tượng. Một trong những xem xét đó là tính vật thể của tư tưởng như đã diễn giải.
  Một trong những xem xét tổng quan hơn. Thế giới không tư tưởng là một thế giới trong suốt. Ta không đồng nhất điều này với cái gọi hư vô như nhầm lẫn có thể xảy ra. Bởi lẽ điều trên là đồng thời với cái nhìn. ”Cá nhân” của cái nhìn này, ta vừa sử dụng theo những ý niệm cũ, chính là Thực tại.
 



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét