Thứ Ba, 1 tháng 3, 2016

KRISHNAMURTY- LINH ẢNH

6-KRISHNAMURTI


   Trong vũ trường mê đắm
   Trong  tu viện linh thiêng
   Trong cánh chim tung trời…
  
   Có hai con chim sẽ kêu ríu rít và bay lên theo một góc gần như thẳng đứng ngòai cửa sổ khi tôi viết ra những dòng này. Đột  nhiên tôi nhận ra mình đang gồi trong tư thế Kiết già  với hình tướng của một người mà tôi sẽ  nói đến.Lần tiếp xúc đầu tiên tôi không biết rõ tác giả. Vào những năm trung học tôi có đọc một cuốn sách cũ.  Kiến giải mạnh mẽ và sắc bén trong đó làm tôi nhớ mãi. Đó là những nhận xét về hiện trạng của giáo dục gia đình, tính chất vị ngã trong các sinh họat của con người…”Nói tóm lại, có phải người đang yêu vợ người không đó? Tình yêu, hay thực ra là một phóng chiếu bản ngã? …Sau này tôi nhận ra đó là những trang trong cuốn Giáo dục và ý nghiã cuộc sống của Krishna…Hoá ra tôi đã có may mắn là tiếp nhận một nguồn sáng ngay từ tuổi thanh xuân. Khi ấy hãy chỉ là vài tia sáng cực mạnh…  

Krishnamuti: Đạo sư Ấn độ. 1895-1986


 








    Hai ba năm sau, tôi đọc được một tác phẩm giới thiệu của Trúc Thiên về Krishna. Lần đầu tiên tôi có một cái nhìn tương đối khái quát  về vị Đạo sư. Điều giờ này tôi còn nhớ lại là  tính chất tam tuyệt: không quá khứ, không suy niệm, không tâm điểm…Qua một truyền dẫn sơ lược, những tia sáng khác tôi lại được tiếp nhận.  Cuốn sách đáng kể đầu tiên là cuốn Tự do đầu tiên và cuối cùng. Tôi mượn được của một họa sĩ  và mang về đọc ngốn ngấu…Tôi hiểu ra gần  như tòan thể những gì cuốn sách viết.Một sự hiểu trực tiếp không phải qua những cố công  suy nghĩ hay chiêm nghiệm dài lâu.Nó tựa như tâm trí là một cái  tách rỗng và, kiến giải của K là dòng nước rót vào đó. Tác động của cuốn sách gần  đến mức  thể xác. Chẳng hạn ta phải giật bắn người khi nghe một thông tin nào đó…Là với cái đang là… Người hành động chính là hành  động… Có hai lời giới thiệu trong tác phẩm và tôi suy nghĩ  …”Tôi đã từ bỏ mọi cuốn sách mọi tên tuổi để chỉ giữ lại một cuốn sách, một con người…
   Lời giới thiệu khác của dịch giả Nguyễn Hữu Ước  có sự cẩn trọng khi phải nói về một giòng sông mênh mang nước….Giới thiệu dòng sông  bằng cách nào? Trong cùng hình tượng tôi nghĩ đến một liên hệ khác. Ta vẫn thường đặt các tấm thảm để lót dưới những đồ vật nào đó. Một cái khay, một đĩa cây trái. Mọi việc có thể được.Bởi vì kích thước và tính chất tĩnh tại của những đồ vật để trên đó. Nói về Krishna là đặt một tấm thảm để lót một dòng sông. Chỉ có mỗi việc là tấm thảm bị cuốn đi và rồi tan rửa trong dòng sông đó…Tất cả thật kinh khiếp và quá cỡ….   Trong việc viết về những đề  tài lớn có







một phương pháp là nhạt hóa chủ đề.  Người ta nói theo cách vãi cát lên bụi tre…Tôi đang làm công việc đó…Tự do đầu tiên và cuối cùng như một bữa tiệc mà tôi chỉ nhắm vài thức ăn trong đó. Và hương vị hãy còn ở trong người, trong khi viết ra những dòng này…Còn rất nhiều thức ăn khác mà chàng ta chỉ vừa nếm qua hoặc chỉ  vừa nhìn đến.
   Cuốn sách thứ ba là Giải thóat tri kiến. Những gì liên quan đến Krishna  tôi nhớ như là chạm trong tâm trí. Tôi mua cuốn sách và tức khắc vào một tiệm làm sách để đóng bìa. Lúc đó là tháng chạp tôi chuẩn bị về nhà. Chủ nhân tiệm sách, một người đàn bà xinh đẹp sau khi nhìn qua đề sách không hiểu sao than thở: hãy để người ta ăn tết! Vẻ đẹp của thiếu phụ phải làm tôi tán thán  trực tiếp. Thiếu phụ cũng chẳng ngần ngại gì: là nghiêng nước nghiêng thành vào những  năm tuổi trẻ…
  Tôi biết tôi đang ở đâu! K nói như vậy trong đối thọai với David Bohm. Những gì liên quan với K là như vậy. Khi cần nhìn thì đó là một xác tín vững vàng. Bởi vì khi nhìn lại đã là một sự tách rời. Nó chỉ xuất hiện khi có một cuộc phỏng  vấn nào đó. Chẳng hạn, ánh sáng tự thân nó là phóng chiếu. Ai đó hỏi là cái gì. Ánh sáng trả lời: là ánh sáng!...Lại nữa, trong cách trả lời ấy nó biểu thị tính chất ánh sáng của nó…
    Rồi thì, đến lúc ta cũng cần nhìn rằng cái gọi  ánh sáng là một cách chỉ trỏ. Cái trước mắt là Như lai, Như thị…
    Trên đường NTMK tôi vừa đi vừa đọc cuốn sách. Tôi còn nhớ, một đọan đường sau đó là NBK tôi ghé vào quán cà phê và đọc thêm một ít…
  




   Hãy còn một ít nữa. Trên chuyến xe về nhà tôi lại lấy ra đọc.Khi tặng cho người bạn, tôi đã đọc xong cuốn sách. Nói một cách đối phó trước một dòng chảy tuôn qua người tôi lúc này là “ hãy nói vào cái cốt lõi, những điểm nhấn, những đốt sống của sự việc…Ai đó đang dạy tôi cách biểu thị.. 
   Tên gọi cuốn sách đã nói lên tất cả. Những gì liên hệ nhanh là sở tri chướng. Sự vướng mắc vào trí thức, kinh nghiệm, cái nhìn thấy…Bởi vì cái nhìn thấy chỉ là cái ta muốn nhìn thấy, nếu như ý  hoặc bị nhìn thấy, nếu bất như ý…Đời sống là một hành trình miên viễn, bất tận…Có sự nhập của những bàn chân và cái nhìn. Liên hệ là: khi ta giải trừ tòan bộ tri kiến, hành động này liên tục được thực hiện nó trở thành câu chú thể nghiệm, thể nghiệm, vượt qua…
   Một khi chưa có sự tương thích với năng lượng vừa được dung nhập, tức không kịp thời vượt qua hay chuyển hóa là những dư vị, hiệu ứng của đời sống. Trong khi viết ra những dòng này, một cái gì đó chua và chát trong vị giác của tôi, người viết. Một vài giây sau đó, là một mùi vị ngọt thấm trong môi lưỡi…Tôi có cảm  giác môi tôi là môi của ai đó…Một mái tóc đen phủ xuống vai tôi, có thể là mái tóc của một cô gái…Những sự kiện thực này đang xảy ra….
     Có hai cuốn sách  khác nữa là Bút hoa và Thời gian có hay không. Một lần nữa tôi cảm ơn những gì ngẫu ngộ… Một làn hương thóang qua khi tôi viết  những dòng này và …Cả hai cuốn tôi  nhận ở  nhà sách trên đường Nguyễn Đình Chiểu….Có hai chiều kích có thể diễn giải…

David Bohm: nhà khoa học, triết gia người Mỹ





   Cho đến lúc đọc Giải thóat tri kiến tôi vẫn chưa biết gì về Krishna …Âm thanh này đôi khi tôi nghe trong đêm như một âm thanh dài.Trong khi đọc Bút hoa tôi biết được một ít tiểu sử qua giới thiệu của dịch giả …Một bổ sung khác trong khi đọc so với những gì đã từng đọc trước đó là Bờ bên kia mà K mô tả… Con người chật vật trong khi tiếp cận những gì siêu việt nó. Trong giới thiệu cuốn sách, người viết phải khẳng định, tức tìm cách bảo chứng rằng K không dùng các chất kích thích…Ví dụ, ta phải dụi mắt để xem lại sau khi đã nhìn vào một đóa  hoa rực rỡ…
   Bờ bên kia, cái vô lượng, ân phước…có thể nói gì về nó? Bạn đang ở trong trạng thái ràng buộc nào, trong sự bất ổn nào, cái vô lượng, một thực thể, là sự giải đáp cho những bất tòan của bạn. Ngay tức khắc, khi tôi viết ra những dòng này một vị ngọt thay thế gần như tức khắc vị chát trong khi tôi tìm cách diễn tả. Và, một ngón  tay trắng sáng, ngón tay út đột nhiên sử dụng khi tôi gõ phím chậm không theo kịp  những gì đang cần biểu lộ…
   Con người trần gian vốn hữu lượng nên chỉ thể nhìn thấy, cảm thấy những gì cực đại theo tâm trí của nó. Nên giã từ việc cố gắng mô phỏng hay khái quát một cái gì là tòan thể….Có bao nhiêu nước trong một biển cả? Bằng một cái gàu sòng tôi múc lên một ít. Tôi biết là như vậy. Tôi không thể  thực hiện việc xác định đại dương bằng bao nhiêu cái gàu sòng. Trong khi, mở rộng nữa thì đại dương ấy lại liên tục nằm trong những cơn mưa… Nói vậy, việc giã từ sự đo lường, tính tóan không phải là cô lập bản thân với tòan thể. Cái tương thích là nhập vào đại dương ấy!...
 




   

    Viết thế này là thiếu sót nếu như có ý đồ giới  thiệu cho người đọc. Tức là, tôi phải làm công việc của một học giả. Tức rằng cần thể nghiệm và khảo sát cẩn thận những gì mà Bút hoa nói. Tuy nhiên, đó là một ý đồ đã qua hoặc sắp đến…Nói như vậy là tránh cho độc giả một cái nhìn, bị dẫn dắt do cái nhìn của tác giả, người viết, vốn không phải tòan thể và  tương thích với những gì đang xảy ra, hoặc nói về Krishna…  Tôi cũng đang làm cái công việc dùng một cái gàu sòng để múc nước biển. Độc giả nhìn ra điều ấy và hãy đến trực  tiếp trước biển!...
  Một điểm khác, ấn tượng là khi Krishna  miêu tả trạng thái  đau khổ không chịu nỗi. Trạng thái này xuất hiện  trong khi Krishna  đi dạo. Tôi nhắc lại vắn tắc cho những người chưa đọc Bút hoa nắm bắt.  Hiện tượng Krishna là một hiện tượng tổng thể. Những  trãi nghiệm trong  đó không phải là trãi nghiệm có tính chất cá nhân mà là  của nhiều người. Trạng thái đau khổ này tương tự Đức Phật khi ra ngòai thành dạo và thấu hiểu những đau  khổ trần thế. Thái tử, trong cuộc sống riêng tư thì không đau khổ. Thể nghiệm đau khổ là khi  Thái tử đã hoà mình với ngọai vật…Khi mà sự liên thông mạnh mẽ, không phải là cái nhìn vào sự đau khổ của người khác mà là nằm trong cùng trạng thái, kể cả mức độ sinh  thể, vật lý…
   Một niềm vui có tính cá nhân thực ra là một sự ích kỷ. Nếu   không phải tính ích kỷ thì là sự thiếu từng trãi nào đó.  Khi tôi ngồi đủng đỉnh trong quán nhâm nhi một ly cà phê thì những đứa trẻ bán số đang lê lết trên đường….Ở một chỗ khác là tâm thái tê liệt và bức xúc vì những món nợ…
   Nói vậy không phải hành giả không có những trạng thái an lạc…
  


   Thế nhân, với bao từng trãi và chồng chất uất ức, bế tắc, lầm lạc tích đọng. Sự tích đọng này là nỗi buốn thiên cổ, cái chết, sự phản ứng và hiện tượng khủng bố…Trong vòng tròn giao tiếp, hay một liên thông mạnh, hành giả đối diện những vấn đề này…Tức rằng sẽ có một Hắc liên đã tạo thành trong khi những bông sen vàng nở….Điều đáng nói ở chỗ, việc phân ly chính là  nhấn thêm những khác biệt. Cũng tương tự đổ lửa thêm dầu…      Giải trừ theo cách pha trộn, trở về trạng thái nguyên hạo như Lão tử là một minh triết.Nó dẫn sang một chân trời khác…
  Xã hội trong thời đại  bất kỳ không có giải pháp tòan bộ. Phương trời khác là Tịnh độ dẫn chúng ta sang bên ấy…
    Một vài quan  tâm của tôi: chứng bệnh mà Krishna nói có căn nguyên nào?
   Cuốn sách tiếp theo là Ý nghĩa thời gian, cái chết, sự đau khổ. Trong lúc còn ở nhà tôi vẫn  thường đọc cuốn sách này với những trang thích ý. Đọc thành tiếng và với khóai cảm vài đọan trong đó. Cái ý tưởng tại sao phải so sánh, tiến bộ…Cái nhìn  về một hậu trường thú vật đang chi phối con người…Khẳng định Tôi là ngài và là thế giới…Khẳng định “ nói tóm lại đó là cái mà nhân lọai từ ngàn năm nay tìm kiếm….Sự tiếp dẫn vào cái Vô lượng  đang ngự trị…
  Cái gọi cá nhân thực ra một cơn xóay lốc vĩ đại của tinh lực…Tôi có cảm nghiệm điều này trong một vài kích thước…Trong  giấc mơ, tôi nhận ra những cơn xóay cuốn tôi  dịch chuyển…Vài ngày sau, từ một sự kiện







ngẫu nhiên tôi nhận ra mình đang nằm trong cơn xóay đó…Một sự kiện lớn, chẳng hạn việc dời nhà. Tôi  phải vận động, thao tác liên tục….
   Tôi  nhận  ra trong tiến trình tiếp cận K, ngẫu nhiên là tôi đã được định hướng. Các kích thước được  mở rộng dần…Tiếp theo Bút hoa là Thời gian có hay không…Những vấn đề trong cuốn sách này tôi hãy  còn chiêm nghiệm. Kích thước mở rộng theo các chiều hướng vũ trụ, khoa học, sinh học…Điều thực ấn tượng là vài quan niệm trong đó. Chỉ cần 10 người như X là có thể thay đổi thế giới!  Thọat tiên là một ấn tượng mạnh. Về sau tôi  với ít hòai nghi? Diễn dịch theo lối hình tướng. Và sau cùng tôi nhận ra điều ấy là khả thể trong cách tác động vào bản thể….Nó tương đương như việc khi có 10 Hán Vũ đế thì xảy ra một nền thịnh trị!...Trên phương diện thế tục có thể so sánh vậy! Khi ta nhìn vào màu xanh của một cánh đồng ta nghĩ rằng việc phủ xanh khó thể làm được. Tuy nhiên, khi nắm trong tay một số thóc  đủ làm hạt giống cho cánh đồng thì điều ấy là khả thể!...
   Mà thực ra, có phải là thế giới đã hòan tòan thay đổi. Diện mạo của nó vốn là không đồng nhất, không có thực tướng. Diện mạo sau cùng, tòan thiện thì đã ở đâu đó phụ thuộc vào tâm trí và tu chứng của hành giả? Điều này như Đức Phật  nói: Chúng sinh đã nhập Niết bàn từ lâu…
   Trở lại mạch K,  ấn tượng khác khi sau một đọan đối thọai K nói đến việc cái đang là nói đến cái đang là…Tức là, cá thể K đã hòa nhập với cái vô lượng, tòan thể, siêu việt…Một  trạng thái giao tiếp giữa cá thể  và vô lượng.







Tại điểm này ta cần nhiều xem xét, cần đến một học giả…Nhận diện trước hết  đó  là một trạng thái. Qua điểm liên thông này ta phát hiện hiện hữu là có thể khai mở. Ngôn từ là một đường dẫn cùng với các thao tác nhận thức.K là một ngôn sứ trong cách nhìn như vậy. Con người trong giao tiếp tòan thể, vũ trụ thực ra không phải không có những căn cứ…Vấn đề là con người đã nhận ra hiện tượng ở mức độ nào? Cũng cần lưu ý  rằng không phải tòan bộ sinh họat K là biểu hiện trực tiếp cái siêu việt…Cái vô lượng chỉ xuất hiện trong vài cách thế nào đó…
   Khi ta hỏi  ta không thể nghe trả lời. Chỉ sau đó câu trả lời mới xuất hiện trong im lặng tòan thể. Con người là gì?... Đó là  một đại sự trong tòan thể….
   Sự quan tâm của tôi trong cuộc đối thọai là vấn đề năng lượng. Sau rốt không có gì cả chỉ là năng lượng…Quan hệ này không phải là quá trình tư biện mà là một thực tế. Khi tôi ca hát, nói chuyện là một biểu thị có tính chất hao tốn và cũng là trình diễn năng lượng. Khi tôi im lặng, tức trạng thái thiền định, năng lượng này kết tập và  tăng dần cho đến mức cá thể tương đồng những mức năng lượng vũ trụ…Tuy nhiên khi cá nhân đạt đến mức năng lượng như vậy, ý niệm về bản thân nó cũng mất đi. Nếu sự xuất hiện trở lại, ngay lập tức đó là một điểm đen, cái chết trong bộ phận….          Hình ảnh ví dụ như thuật phi hành của các Lạt ma trong không trung. Khi ai đó gọi và hành giả  phân tâm, sự phi hành ngay lập tức bị rơi xuống…
   Cần có một sự điều tiết trong những quá trình như vậy…Ở đó ý thức phải linh họat và mềm dẽo nhất
   






   Đặc sắc trong cuộc đối thọai là nói đến tính chất cá nhân. Cá nhân là một kiến thức. Tôi có những kiến thức về sinh học, kỷ thuật chẳng hạn. Sau khi sử dụng tôi có thể bỏ qua…Kiến thức về chính mình thì cá nhân không thể bỏ qua mà nó ám ảnh, theo đuổi hoặc cố công xây dựng… Nói một cách hình ảnh như ai đó đã từng nói. Có thể bước qua cá nhân như một đôi giày cũ…Cái còn lại, sau rốt là tên tuổi trên giấy thông hành. Phía dưới tên tuổi ấy là không  có gì cả…Một sự vắng mặt tuyệt đối….
    Rồi thì, có nhiều con đường để dẫn nhập vào trạng thái vô lượng. Mỗi con đường như vậy thông qua ngôn ngữ, các ý niệm và thao tác nhận thức.  Tòan bộ điều này hình thành nên những cái tâm hành giả khác biệt…Nói khác đi, cái tâm là có thể sáng tạo, xây dựng, thao tác vận hành. Việc này không khác gì chế tác một thiết bị máy móc… Cần đến các học giả trong những đọan đối thọai khác là phương diện  sinh lý  trong quan hệ giữa cái vô hình và hữu hình, cụ thể là não bộ..Tôi muốn nói như vậy vì sự quan tâm của phần đông hướng đến K thiên về phương diện xã hội…Khía cạnh sinh lý, vật lý dường như chưa tương thích.
   Mỗi điểm trong thân thể liên quan đến một phần vũ trụ. Cơ sở của Tử vi, tướng số ở đây. Tuy nhiên, nhìn trên phương diện tổng thể, con người là một sự rơi rớt, một phiên bản thấp của vũ trụ. Phiên bản này kéo dài suốt lịch sử con người. Nguyên bản của mỗi con người là vũ trụ!
   Quá trình nhận thức theo một chiều hướng sẽ dẫn con người đến tầm mức thần thánh và Thượng đế. Đây là một quá trình ngược, không phải sự tiến hóa trong ý nghĩa






phiên bản! Ta hình dung việc phục chế một bức tranh cũ với nhiều khuyết tật vết ố. Sự phục chế hòan thành là ta có một bức tranh gốc, là hình ảnh phi hình ảnh…Cũng gọi là linh ảnh.
     Ta không thể nói rằng  con người vươn đến mức  thần thánh với một sự tự hào nào đó.Thực ra là  thần thánh đang thu nhiếp con người! Lại nữa điều này đang xảy ra…Ý thức không nên sa đà vào các quá trình xếp hạng, chẳng hạn việc phân biệt thần thánh hay con người. Chấm dứt điểm phân biệt này là một thể trạng khác.
    Năng lượng, sự sống vận hành theo mọi chiều hướng, là tòan phương. Như vậy, một phương ngược, chẳng hạn trên và dưới là  tất yếu sau một quá trình. Tôi đi về hướng Bắc…sau đó tôi sẽ đi về  hướng Nam trong tòan bộ vận hành…Sự phân biệt địa lý có tính chất tự nhiên và cần thiết trong khi sự phân biệt  xã hội lại là khốc liệt. Tốt và xấu, tiến bộ và lạc hậu…Thực ra, những gì như vậy là không sở cứ.Từ điểm A tôi dịch chuyển đến điểm B. Đọan đường AB là một kết quả nhận thức.Nó hình thành và là một sự nhận diện có tính chất tĩnh tại và đông cứng của ý thức.Nói cách khác nó là một sự ảo!.... Từ tiểu sử cá nhân đến lịch sữ xã hội là những ảo ảnh triền miên của nhận thức….
   Các phân biệt vốn là các thao tác nhận thức có tính chất hai mặt. Tôi không thể không phân biệt cái ly và cái bình để có thể sử dụng. Sụ phân biệt kết lập lâu ngày trở thành máy móc, quán tính. Có một cái tâm đã hình thành. Khi tôi làm ngược lại. Dùng bình để uống. Dùng ly để chế trà..Lập tức trong tôi là một sự khó chịu. Nếu như tinh nhạy, lập tức tôi chấp nhận tình trạng này…
 





 Một vấn đề khác…Khi tôi, một người đứng ngòai song tù quan sát X, một tù nhân sẽ có nhiều phản ứng. Khi X là một người xa lạ tôi không quan tâm đến. Khi X là huynh đệ, tôi sẽ tìm cách giải cứu. Khi tôi nhận ra X, chính là tôi đó, việc giải cứu trở thành bức thiết.
   Trong nguyên thể, tồn tại một cơ chế tương sinh mà ý thức không nhận ra hết được. Cơ chế tương sinh này phát động tức khắc…
   Và sau những nhận thức như vậy, câu hỏi về Krishna được đặt ra….     Trong nhiều phương chiều xem xét, một  sự cảm thấu tương đồng với K sẽ là câu hỏi Ai là Ai… Vấn nạn, vai trò ngôn sứ …là thực có vì hiện trạng xã hội cũng như  những bức bách nhận thức của tư tưởng. Một khi những vấn nạn này đã được giải trừ sẽ là một trạng thái bản thể trinh tuyền…Câu hỏi Ai?  tương tự việc xác minh tiểu sử  nhân vật trong phim giữa đời thực….

   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét