Thứ Ba, 8 tháng 3, 2016

ÁNH SÁNG- LINH ẢNH

12-ÁNH SÁNG
  
   Tận trời cao
   Chim ưng bay lượn
   Ven rừng xa xăm
   Đàn nai đã gộ
   Yêu quá mùa ơi yêu bao tiếng xôn xao…
                                                          Apôliner
                                         
  
    Trong các giáo trình phổ biến kỷ  thuật tác giả Lưu Triều Nguyễn làm công việc như sau. Thay vì chỉ người đọc từ A đến B, tác giả chỉ ra đọan AC, AD…Sau một lọat thao tác như vậy tác giả mới thành tựu con đường AB…Sự rèn luyện thao tác tư duy như vậy, sẽ giúp người đọc nắm bắt chính con đường. Nói cách khác, việc thành tựu AB chỉ  còn là một thao tác nhỏ. Thay vì chỉ ra một mục đích, kết quả là một kỷ thuật, tham số nào đó, tác giả chỉ ra con đường. Và sau rốt, người đọc có  thể tự mình vạch ra những con đường.
    Nó tương tự việc các tu sĩ Thiếu Lâm sau việc rèn luyện dài lâu những công việc như chẻ củi, quét nhà…tự dưng khí công, nội công xuất hiện…
    Tôi đã tiếp thu những gì từ các cuốn sách của LTN hơn là một tài liệu kỷ thuật. Việc rèn luyện các thao tác  tư duy…Trong đời sống, hiếm khi  ta có thể đi ngay từ A đến B. Việc chấp nhận và học hỏi những AC, AD làm ta thể nhập vào những con đường….Rồi thì, AB tự khắc xuất hiện…
   Nó cũng dạy ta một sự kiên nhẫn và thấu đáo…
  



   Một phương diện khác, những tác phẩm của LTN là một sự kết hợp của khoa học và nghệ thuật. Văn từ và hình ảnh…Ta có thể nhận ra những gì thi vị trong một trang viết “: Hướng chiếu sáng chuyển động cho biết đó là đèn pha ô tô lóe sáng trong đêm hay những chiếc đèn hiệu màu cam xoay tròn trên nóc xe chuyên dụng tại các công trình xây dựng. Sự khuếch tán chuyển động có thể cho biết nguồn sáng đang đến gần hơn hoặc mặt trời đang lộ dần từ bên dưới các đám mây. Bóng đổ chuyển động có thể là những chiếc lá cọ đung đưa trong gió hoặc có thể là bóng đổ của chính bạn quét trên mặt đất khi các ngọn đèn pha  xe hơi vụt qua…”
   Cái  đẹp và nghệ thuật thì ở mọi nơi mọi chỗ. Biên giới các phân loại  sẽ dần nhòa đi…Một  học hỏi khác, cách sử dụng màu trắng trong chiếu sáng hay hội họa….Ta cảm nhận ở đây, màu trắng gắn  với các chất liệu như hồ, sữa, lụa…Những gì mềm mại, thực dưỡng và hóa  ra quyến rũ đặc biệt!
  Kinh Dịch hướng ta điều ấy trong quẻ Bí chỉ sự trang sức. Trang sức sau cùng, tương ứng hào trên cùng là màu trắng. Không lỗi và được thỏa ý….
  Tôi trích dẫn như vậy để chỉ rằng có thể thấy tìm sự tương thích ở mọi văn bản, quan điểm…Từ cuốn sách cổ xưa nhất cho đến một giáo trình hiện đại…Việc chỉ ra sâu xa hơn nữa, là tiếng nói của chính màu trắng! Nó biểu lộ sự có mặt của nó. Có đấy! Là học hỏi, tham  dự hay hôn phối tùy theo  khấu quyết và tâm quyết!...
   Và bây giờ….tôi trở lại những gì muốn trình bày  trong những trang viết cuối này.
   Những kinh nghiệm dường như lạ, tôi đã kể lại một ít trong Nguyên bạch...Sự xuất hiện sau một giai  đọan tiếp





theo là tôi chưa từng kể. Tôi muốn làm công việc nhìn nhận và hệ thống lại. Đây là  một sự học hỏi. Với độc giả tôi xin trình ra như những dữ kiện trong đời sống và cần thêm những khảo sát minh triết mà tôi chưa thể thực hiện…
   Sự xuất hiện ánh sáng lần đầu là khi viết Nguyên bạch. Khi ấy là màu vàng. Nó rãi xuống trước mặt hoặc  vút  lên đột ngột trong không gian quanh tôi. Những khi ấy thường là thi hứng hay xuất thần!...Màu vàng này dịu và nhẹ như ánh sáng từ các ngọn đèn trang trí …Khi viết Quẻ Khảm nó là màu trắng và sắc lại thành một vạch nhỏ chừng vài dm. Nó xuất hiện nằm ngang trước mặt tôi và sau đó là  liên tục gõ phím…
   Trên những con đường tôi đi dạo  trong thị trấn, làng quê là một khối cầu hay hình đĩa có  màu xanh trắng. Nó cách tôi chừng vài chục  m….
    Những gì là mặt trái của hiện tượng,  lúc này tôi trong tình trạng sức khỏe suy giảm. Tuy nhiên là hòan tòan tỉnh táo trong các nhìn nhận.Những gì tôi trông thấy không phải là ảo giác…Một buổi sáng, trong khi đun bếp tại quê, lúc đó là năm 2004, tôi trông thấy một bộ  xương nằm ngang từ ngòai góc vườn bay vào bếp….Một thóang lặng và sự khiếp đảm của tôi lúc ấy…Đại bạch tán cái! Tôi nhớ  là mình đã đọc câu chú  vào lúc ấy! Bộ xương bay ra…
  Một buổi sáng khác, tôi cùng người bạn qua một quán cà phê.Trên đường tôi  nói việc cảm ra những gì lạnh lẽo đang xuất hiện dần trong tôi lúc này. Trong khi ngồi tại








quán, châm thuốc …Một bộ xương khác, màu  xám, bay vào chậu cây cảnh trước mặt. Tôi im  lặng và không nói ra những gì trông thấy cho người bạn biết. Tôi lập tức duội điếu thuốc và bộ xương bay đi…
      Ta hãy tinh tấn và tiếp tục quán chiếu.Một kinh nghiệm khác là, vẫn trong thời gian đó, một buổi tối trong nhà người thân tôi bước ra sân chuẩn bị về. Đột ngột tôi nhận ra mình đang đứng trong một nấm mộ và bộ xương lại vụt qua trước mắt! Tưa như tôi đứng trước cái chết và cái chết đang có thể thi triển nó vào một đối tượng. Tôi nhớ rõ là tôi xin  chấp nhận những gì đang xảy ra với mình. Không để tác động lên ngừời khác…Và câu chú!...
  Những kinh nghiệm này tôi xin nhắc lại có thể là bình thường hay lạ thường với các hành giả khác. Tôi không biết được. Sự khiếp đảm, chóang váng của tôi có phải là một trình độ tu chứng chưa đến? Một cái tâm chưa định và siêu việt? Tôi chỉ xem như môt dữ kiện cho người đọc xem xét…Việc bỏ sót hay  lưu lại một ẩn khuất nào đó sẽ làm cho người đọc không nhận ra tòan cảnh. Tôi cũng xin kể rằng câu chú Đại bạch tán cái thỉnh thỏang tôi có đọc vào vài trường hợp khẩn cấp khác. Một hình dáng giống như một cái dù lớn màu trắng chừng vài m phủ xuống chung quanh tôi…
     Trở lại hiện tượng ánh sáng. Việc xuất hiện khối màu trắng đỏ trong việc đọc kinh Lăng gìa như lúc đầu tôi đã kể.Về sau, trong  những năm gần đây tôi thường thấy những hình ảnh đó nhiều hơn. Thường xuất  hiện hơn cả








là những những luồng khí trắng xanh, trắng đỏ. Và hình dáng  một cái cầu vồng. Nó  xuất hiện với khỏang cách chừng vài  trăm m cho đến lúc nhập vào thân thể…
   Cũng đôi khi là một cái hoa sen vàng có kích thứơc  chừng một m….xuất hiện quanh không gian tôi đang sinh họat hay làm việc…Sự xuất hiện những hình ảnh này thường là vào lúc tôi tập trung làm một công việc tinh thần hay trong thiền định…
     Hình ảnh sau cùng tôi muốn giới thiệu là hình ảnh Đức Phật ngự trên một đóa sen vàng. Có sự xen kẽ các ánh vàng và ánh trắng  trong hình khối đó. Cách chừng vài m trên đầu…Ta có thể nhận ra những nếp vàng từ vai chảy  xuống …Hình ảnh này tôi trông thấy vào một buổi chiều trên đường PVB… Tôi chỉ lược qua vài hình ảnh như vậy. Những câu hỏi là: bản chất hiện tượng là gì? Ánh sáng này từ đâu xuất hiện?...
    Tôi chỉ lùi lại trong một vài kiến giải cục bộ.Cái  tôi, một hiện tượng chứa đựng trong nó cái tòan thể. Tôi là ngài và là thế giới. Nói như Kirshnamuti. Một khi cái tôi này giải trừ dần, tòan thể sẽ xuất hiện…Tương tự như khi ta thực hiện việc quét dọn một mảnh sân. Sau khi những cái lá đựơc thu dọn là mảnh sân trong tự thể của nó. Lớp đất ẩm. Những  hương vị của đất….
   Ánh sáng tự thể  luôn tồn tại. Những hiện tượng ánh sáng cục bộ, như các mô tả,  xuất  hiện sau khi  đã thực hiện một sự quét dọn bản thân nào đó. Sự ngạc nhiên của tôi, vốn  gắn với một giả kiến về bản thân….Khi giả kiến này hòan tòan lọai trừ sẽ chẳng còn sự ngạc nhiên trong cái tình thế vạch ra  cách  biệt giữa “cái tôi” và đối  tượng. Khi ấy chỉ thuần là một sự quan sát!
   Lại nữa, nhằm  khắc phục  cách nhìn nhận đang là một ảo giác tôi xin nhắc lại rằng cùng với ánh sáng là các cảm giác khác trên thể xác. Những luồng khí ấm và dễ chịu lan  tỏa trong tòan bộ cơ thể…
  

   Có nhiều tầm mức. Cái tôi là một tình trạng ánh sáng. Nó  tương ứng một ngọn đèn điện với những cường độ và màu sắc khác nhau tại tâm điểm.  Suy nghĩ hay thiền định là những sợi tóc.Không gian được chiếu  sáng chung quanh. Cá nhân, ánh ra không gian chung quanh nó.Tiếp nhận đầu tiên sẽ là những ngừơi thân, đồng thanh tương ứng…
   Một cái chao đèn trên nguồn sáng ấy là tình trạng cá nhân phong tỏa nó theo một chiều hướng, là quan tâm, sở thích hay tiểu sử..Phía trên chao đèn tôi không thấy gì cả, hay là một vùng mờ…Ví dụ, trong sự quan tâm của tôi không nhắm đến các lĩnh vực như Địa lý, một người hàng xóm…Vùng này là một vùng mờ…
   Khi mà những cái chao đèn tháo dở, tính cá nhân của tôi  mất dần đi. Đó là một không gian đồng phương. Một cái hình cầu…Sự liên thông tỏa sáng của tâm điểm sẽ là quét rọi trên mọi chiều hướng…
   Hãy còn một ít định xứ và định dạng. Ta hãy tiếp tục tinh tấn và kham năng!..Những cái bóng đèn này tiếp tục quét rọi chính nó: chất liệu kính trong và cứng. Một cái hình cầu…Sự quét này tiếp diễn và giải trừ hay thu nhiếp…
   Ta nhận ra một tình trạng sáng đồng nhất…Cái  bóng tròn bằng kính đã tiêu hủy…Việc xem xét có tính vật lý này sẽ được bổ sung bằng một diển giãi khác. Ánh sáng  biểu trưng qua các thể dạng. Ta hãy xuất phát từ một kinh nghiệm…
 








    Tôi có mua một cái lọ  trầm trong những ngày cuối năm.Chùa  Vĩnh Nghiêm. Buổi chiều. Cái lọ xinh xắn…Buổi trưa sau đó, tôi nhận ra một ánh vàng nhạt trong không gian trước mắt. Nó dịch chuyển  từ những hàng cây xanh từ bên ngòai vào đến gian phòng.Tôi ngạc nhiên tự hỏi màu vàng nhạt này từ đâu ra…Có một tiếng nhắc: ở phía trước. Tôi nhận ra màu sắc  cái lọ là màu vàng nhạt như ánh vàng vừa  quét lúc nãy…
   Như vậy là, ánh sáng không chỉ ngưng tụ  trong một con người mà là ánh sáng trong tòan thể. Cùng với đó là ngôn ngữ! Có một tiếng nói của ánh sáng. Hay ít ra, ánh sáng không thuần là một hiện tượng vật lý như một  con lắc, đường bay một viên sỏi…Có một sự thông tin, hướng dẫn trong nó…Có một ngôn ngữ của ánh sáng.
   Thực  ra những gì mà chúng ta sử dụng hàng ngày là một sự vay mượn trong sâu thẳm. Một tình trạng sử  dụng tùy tiện và không hỏi trước…Cái nhìn này, một cái nhìn của tâm tôi là vậy. Trong khi tôi nói, việc sử dụng tiếng nói nhưng không để ý  tòan bộ căn nguyên của hiện tượng. Có một tiếng nói khác của không gian chung quanh, của ánh sáng, những cái hoa, những vì sao…những gì đó mà tri nhận của tôi không thể vươn đến được…Tôi mặc nhiên lùi lại…
   Một phương diện của vấn đề, để dễ làm rõ nghĩa ta hình dung thế này. Ta vẫn sữ dụng các đĩa nhạc, vô số đĩa để nghe Môda mà hòan tòan không hỏi qua ý kiến của nhạc sĩ…Việc mua trên các tiệm băng đĩa  hòan tòan là ước lệ! Người sử dụng khi đó chỉ là việc chi trả một giá trị vật lý, cái đĩa…Không phải là một quan hệ trực tiếp và chính thức với tác giả Môda…
 




   Cũng như vậy, việc sử dụng tiếng nói theo cách truy nguyên là cổ nhân từ nghìn đời…Rồi thì, các cổ nhân  lại nhường lại cho một cái gì đó siêu việt. Ánh sáng…
   Tôi sẽ lùi lại hay hòa tan  tức khắc khi nhận ra bên cái nhìn của mình có một cái nhìn khác.  Có một cái nhìn như vậy.  Một đôi mắt. Thuần là đôi mắt. Nó không được gắn trên một khuôn mặt bất kỳ…
      Ta hãy trở lại, đến đây ta đã nhận ra rằng có một ánh sáng và tiếng nói trong tự thể! Tôi xin nhắc lại rằng, không phải  tôi xây dựng một học thuyết hay đưa ra một hình tượng văn học. Tôi chỉ kể lại những kinh nghiệm thực với ý đồ tìm hiểu!
  Việc  mau chóng chấp nhận các quan điểm tổng thể. Hòa tan mọi  việc vào một định kiến  không phải là công việc tôi đang làm lúc này. Có những khỏang cách trong nhận thức và tôi đang tìm cách lấp kín, vượt qua những khỏang cách đó….
  Nói  cách khác tôi đang chuyển vị từ một hành giả sang học giả…Và  cần những minh triết bên ngòai …
   Ánh sáng, tiếng nói, mùi vị…trong chuỗi số này còn những gì nữa?
   Tôi lại bắt đầu từ một kinh nghiệm và những khảo sát. Ánh sáng và vật thể…Cuối năm 2008, tôi có tham dự cuộc nghênh tiếp Đức Pháp Vương Tây tạng….Một  cuộc tiếp đón trọng thể, huy hòang tại Đại tòng lâm. Sự kiện chính là các tu sĩ trong phái đòan của Pháp vương thực hiện vũ khúc để cầu an cho con người. Có bốn tu sĩ trong lễ phục ra thực hiện điều ấy. Trên một cái sân rộng trước sân Chánh điện.Các tu sĩ  trong trang phục Tứ đại Thiên Vương diễu thành vòng tròn với các vũ điệu chậm






chạp dường như những con người đi trong vô thức. Điều này cũng không khácTứ đại Thiên vương hóa thân qua các tu sĩ, thực hiện việc hộ trì  và ban phước.Những tia sáng  thanh mảnh tự trời cao chiếu xuống.Vì đã từng nhìn các hiện tượng lạ về ánh sáng nên tôi không còn ngạc nhiên trước sự việc….
 Buổi chiều Đức Pháp vương thuyết giảng về Đức Phật A Di Đà. Đức Phật Quán Thế Âm. Câu chú Úm ma ni bát mê hồng…Tôi nghe những vọng âm trong một thóang lưu ý của Đức Pháp vương: thực ra, trong bản thể không có sự phân biệt Đông tây. Ngài nói khi giải thích về thế giới Tịnh độ…
   Có vài vật ban phúc cho những người tham dự buổi thuyết giảng. Tôi nhận một tấm hình Đức Phật ADi Đà. Một sợi dây Kim cương tỏa…Sợi  dây này có tác dụng độ trì cho người mang nó…Sợi dây màu  vàng dài chừng vài dm…
   Một thời gian sau đó, vào những lúc tâm trạng bế tắc hay hòan cảnh khó khăn. Tôi nhận ra có một dòng khí màu vàng xuyên qua thân thể  tại những nơi ngưng trệ, cái vai, bàn chân. Sự bế  tắc được giải trừ…Kim cương tỏa phát huy sức mạnh của nó…Hình thể đặc, nguyên bản của sợi dây và dòng khí vàng kia có phải là một, chính là một, trong các biến dạng  vật chất của nó….
   Phương diện khác. Tôi quen một cô gái là tiếp viên ca phê. Cô bé chỉ có một quan tâm duy nhất là một người mẹ đang bị đau cột sống. Cần phải có tiền về cho mẹ!...Tôi tặng  cô bé sợi dây Kim cương tỏa như một chia xẻ với cuộc đời…Trong tâm tưởng của tôi là một vật








quý giá vừa để làm kỷ niệm vừa là vật hộ thân…Tuy nhiên, tôi đã nhận nhiều thứ và trong cái ý muốn san sẽ những gì mình có…
  Tôi nghĩ rằng mình đã không còn sự tác động của Kim cương tỏa…Một thời gian sau đó dòng khí màu vàng vẫn xuất hiện vào những lúc tôi bế tắc. Hóa ra, Kim cưong tỏa vẫn phát huy tác dụng và vẫn tồn tại đâu đó quanh tôi….
  Tôi nhận ra, ánh sáng phát từ sợi dây có một sự dao động  rất xa quanh cái vật thể ban đầu. Sợi  dây hiện giờ vẫn ở chỗ cô bé. Tuy nhiên hiện hữu trong các trạng thái của nó thì vô cùng và biến dạng. Nó phát huy tòan thể các tác dụng không qua khỏang cách…
   Cái nhìn ngược, có tính xác minh vật thể thì sợi dây ban đầu, một trạng thái vật chất, và các dòng khí  cũng đều là hiện hữu hay phiên bản của một trường vật chất sâu rộng hơn thế…
  Cái nhìn hòan chỉnh là không có khỏang  cách nào cả. Chỉ có một cái tâm đang mở rộng hay thu hẹp các đối  tượng của nó. Nghĩa là, cô bé, sợi dây vẫn còn đang ở đâu đó…Điều này,  tương tự K nói trong trạng thái một mình ta phát hiện cái tôi là nhiều người. Là tòan thể…Trong khi giao tiếp, chúng ta thực ra để lọt qua những con người. Trong trầm lặng, những con người ấy xuất hiện trở lại…Gần với thực tướng của họ hơn cả…
   Bây giờ chúng ta dịch chuyển  quan tâm lên một bản văn cổ (hay hiện đại). Ánh sáng, trong Kinh Dịch là quẻ Ly. Quẻ Ly chỉ về ánh sáng, cũng là lửa, văn minh và nghi lễ…Chùm biểu tượng này gợi ý  cho chúng ta  những gì liên quan đến ánh sáng hay là cái mà ánh sáng mang lại…
  





   Quẻ Ly có hai hào dương ngòai và một hào âm giữa. Nó là sự suy biến từ quẻ Kiền. Từ ba hào thuần dương của quẻ Kiền, vạch giữa bị đứt khúc. Vậy là hình thành quẻ Ly…
   Chú ý ngay  rằng, sự hình thành quẻ Ly còn thể đi theo những con đường khác như tính chất trùng điệp của Kinh Dịch…
   Quẻ Kiền, ta hình dung như tòan thể. Một tòan thể khởi nguyên và thông đạt. “Kiền: nguyên,hanh, lợi, trinh” (Kinh Dịch) Ý thức hữu  hạn chỉ thể thiết lập một hình dung nhưng không thể đạt đến nó. Ta cũng thể xem rằng nó như các đại lượng vô cùng trong tóan học…Ánh sáng, trong các hình tướng hữu hạn chính là sự “suy biến” của ánh sáng tòan thể. Tựa như ta chỉ nhận ánh sáng mặt trời qua các cửa sổ…Con người trong tính chất giới hạn về sinh lý, thể lý chỉ thể tương thích với những cái cửa sổ, ngôi nhà…Tuy nhiên, về nhận thức nó nêu ra những câu hỏi: Vì sao ánh sáng có hình vuông? Vì sao ánh sáng có màu xanh, một cái ô cửa kính màu xanh? Vì sao ánh sáng đến từ phương đông, một cái cửa sổ hướng về phương đông…? Những câu hỏi này chỉ  là những hiện tượng. Một khi tháo dỡ các tấm kính, ngôi nhà…ta nhận ra ánh sáng là tòan thể. Và là vô phương….
   Mặt trời thì bao giờ cũng ở đó….
  
   Nghi vấn của Hawking là một khi ý thức có thể tìm hiểu về tòan thể vũ trụ, mặc nhiên nó có thể tác động vào vũ trụ. Tương tự việc sau khi tìm hiểu kiến trúc, kết cấu của một ngôi nhà ta có thể thay đổi hình dạng của nó…






Nói về một hình dáng cố định tĩnh tại, nguyên thủy của ngôi nhà là một việc tương đối. Nó tùy thuộc vào nhận thức, và cả là ý muốn của người nhận thức…Ngôi nhà trước mặt tôi trong kiến trúc gôtích của nó. Sau khi tìm hiểu cẩn thận, tôi có thể kiến trúc lại theo một mẫu nhà hôp hiện đại chẳng hạn.Một lý thuyết vũ trụ, là lý thuyết thống nhất…là không có tận cùng. Nó  tùy thuộc vào sự tác động của ý thức…Nhìn nhận này đem lại sự ngạc nhiên nào đó…
  Tuy nhiên, ngạc nhiên có tính nhị nguyên này sẽ được khắc phục  khi nhìn nhận rằng  không có sự tách ly, sau 
bất kỳ thời gian nào giữa ý thức và cái nó quan sát. Việc lùi lại, và thực ra  là phải lùi lại khi ý thức nhận ra nó chỉ là một đệ nhị nhân trong cái đệ nhất nhân là tòan thể. Tòan thể biểu lộ nó qua ý thức hơn là điều ngược lại…
   Ta hình dung ánh sáng trong vận hành của nó đập lên một bức tường. Sau đó là sự dội lại. Hiện tượng  hồi quang…Những giới hạn nhận thức chính là các bức tường đó. Nó phản ánh nhiều điều trong đó có biểu lộ chính nó. Một bức tường vàng,  hình chữ nhật…Nó có thể biểu lộ vài khả tính ánh sáng nguyên thủy trên đường vận hành nhưng không đạt đến chính bản thể đó…
   Các lý thuyết, mô hình, quan điểm là những bức tường như vậy. Nó khả dụng, khả ái tuy nhiên nó chỉ là một tiếng vọng, một cái bóng….
   Ta lại hình dung  rằng tòan bộ sinh họat  con người từ nhận thức, hành động, kiến tạo văn minh là một tập số nguyên. Tòan thể chính là một tập số thực. Tập số nguyên này không phải là một tập ly khai, đặt nằm bên







tập số thực. Nó là tập con của số thực….Nhận thức, cái đã biết là những số nguyên trên tập số thực  ấy…Trong nó chứa  đựng cái chưa biết và cũng là nền tảng…Trong quan hệ là tập con nó không thể có ảo tưởng tách ra như một tập hợp độc lập để lấp đầy tập số thực ….
   Tôi tưởng rằng tôi đang nhận thức một cách độc lập nhưng thực ra, tôi chỉ là sự biểu thị một tiếng nói, một tia sáng trong dãi ngân hà. Và, đã là sự biểu thị thì “Nhà ngươi nói năng vậy hả !”…(Kinh Thánh)
   Ánh sáng trong vận hành của nó thì miên viễn, bất tuyệt, bất khả tư nghì….
   Như vậy thì có thể làm gì? …
   Ta lại thấy rằng, một kết quả nhận thức và ngay cả trong tiến trình nhận thức thiết lập một quan hệ thuộc về cảm ứng, bản thể của tồn tại…Nói rõ là, không có sự khác biệt hay xa lạ giữa “cái tôi” và “ anh”…Những gì đang xảy ra với anh cũng là xảy ra với tôi đó…Một sự đồng cảm sâu rộng sẽ phát lộ…Trong khi tôi vui vẻ, một người thân của tôi cách đây 1000km  sẽ hoan hỉ. Và ngược lại, một cơn giận dữ của người đó làm tôi tức ngực… Thóang phiền muộn của người yêu, vì xa cách, làm tôi xao động. Nàng ở đâu đó trong xiêm y vàng nhạt và vào ra chờ đợi. Đến không vậy?...
   
   Tôi phải đứng dậy và đi ngay…
   
    Sự phát lộ tình cảm có tính chất sâu rộng và tòan thể này là một thực  tại…Thực ra, nó không phải là một đạo lý bên ngòai được mang đến như  cái hoa hay chai rượu…Nó đã xảy ra như vậy!...Nó đã nở hoa như vậy,






trong lòng nó…Một người mẹ sẽ chẳng hỏi con vì sao bị té ngã. Việc tức khắc là đỡ đứa con dậy! Những  hỏi han sẽ là sau đó, hoặc không cần thiết…Một người khác, có thể hỏi xem đứa bé vì sao té, những suy nghĩ việc đỡ dậy mang lại lợi ích gì..Một tính cách duy lý và duy lợi…
   Một khi ta nhận ra tính chất đồng lọai, người giống người trong những chiều sâu thẳm sẽ là sự xôn xao và lưu luyến  của tương thông và liên hệ….
   Rồi thì ta nhận ra, việc ngắt  cánh  hoa  sẽ làm biến sắc một dải mây đang bay lượn. Ta sẽ hành động khác…Trong khi tôi, thật tế nhị và dịu dàng nâng một
con bồ câu trên tay thì ngay đó trên tóc sẽ là những cánh hoa đang liên tục được thả xuống cùng với hương thơm ngào ngạt. Trong khi tôi lúc bây giờ đã là 12 giờ đêm,  tiếng nhạc du dương đang vang vọng  khắp căn phòng nghe như từ sâu thẳm, cặm  cụi chỉnh sửa những dòng chữ cuối cùng thì trên những ngón tay  là sự bắn ra các tia sáng đỏ, vàng và trắng…Quả vị, nếu như cần phải nói là sự sống trong ngây ngất, trang trọng cùng những dòng sinh khí liên tục tuôn chảy qua bản thể….

                            Sài gòn. Ngày 26-Tháng Năm
                           Ngày 8-Tháng Sáu. Năm 2009

                                                                                                           

  


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét