Thứ Hai, 7 tháng 3, 2016

ĐIỆN ẢNH- LINH ẢNH

                                    11-ĐIỆN ẢNH
        
  
   Thực ra, mỗi nhà văn chỉ viết một  tác phẩm.Có một ý tưởng như thế. Tác phẩm duy nhất mà tôi viết chính là cái Một và những biểu hiện của nó.Là thơ ca, tôn giáo, mùi hương hay nhân vật…Tôi  đã phác họa  vài con đường, và bây giờ lại lên một con đường khác: Điện ảnh. Đầu tiên là những ba rie.
  Tôi đã đọc cuốn Nghệ  thuật điện ảnh.Cái bất ngờ khi đọc đến những trang cuối trong cuốn sách là các so sánh liên hệ. Điện ảnh giống với cái gì? Thơ ca!...
   Sự chỉ ra tương đồng này nằm trong chính cuốn sách. Tôi chỉ bổ sung vài cảm thụ.Phương tiện của Điện ảnh là hình ảnh. Nó tương tự các văn tự trong thi ca. Một câu thơ là một tổ hợp nhịp điệu và ý tưởng, cảm xúc… Trong khi điện ảnh thông qua cấu trúc kịch bản lập ra một nhịp điệu. Qua nhịp điệu ấy ta nhận ra đời sống trong một góc cảm thụ. Góc cảm thụ này trãi rộng theo một  giai đọan lịch sữ hay thu về diễn tiến của một đôi tình nhân. Phim Tam quốc chí  và Thần y….Những gì vươn đến nhịp điệu là thơ ca. Và trong điện  ảnh là nhịp  điệu của hình ảnh, tình huống và sự kiện…Một đặc trưng của điện ảnh là  nhịp điệu  linh họat, kịch tính và sự năng động của nó…
    









   Cái hàm ẩn là ý nghĩa thông tin mà điện ảnh đem lại. Một và nhiều khung hình lập ra một câu văn, hay thơ. Và tòan bộ một  tác phẩm, bộ phim là một bài thơ hoặc  truyện ngắn, tiểu thuyết. Trong văn chương ta chỉ nghe,
hoặc  đọc  mà chưa được thấy. Tuy nhiên, cái cần thấy này đã hàm ẩn  đâu đó. Hoặc ít ra cái nhu cầu được thấy. Điện ảnh cho ta cái còn lại, là hình ảnh, sự thấy. Trong cảm thụ  lại xảy ra điều ngược lại. Sau sự thấy chúng ta chiêm nghiệm, cần một đúc kết. Tức, nó cần đến một ngôn ngữ…Tất cả đều là liên tục và tiếp diễn…Thi ca dọn đường cho điện ảnh và điện ảnh cần đến thơ ca. Rồi thì, qua  những gì hội tụ ta nhận ra trong một bài thơ là một tác phẩm điện  ảnh. Trong sự bố trí các từ ngữ, cảm xúc. Tức một kịch bản của ý. Trong các hình tượng và  sau cùng âm nhạc mà một bài thơ có thể mang lại… Và cái  tỏa ra liên tục trong tác phẩm điện ảnh  là thơ ca….Tất cả đều bàng bạc, tuôn chảy và ánh vào nhau… Sự xóa nhòa các biên giới không phải là sự thủ tiêu những đặc  trưng của lọai hình. Nó chỉ nhấn thêm những gì mà lọai hình cần phải có, các gía trị cực đại của nó…
  Phương diện khác, điện ảnh là nghệ thuật của nghệ thuật, bao hàm trong nó văn học, hội họa, kiến trúc, âm nhạc, nhiếp ảnh…Sự thu nhiếp các lọai  hình này chỉ  ra một vị trí vô song của điện ảnh. Các nghệ thuật lân cận không phải nằm trong một sự tích hợp.Cái này đặt bên cái kia mà như một sự thẩm thấu. Sự mở rộng vô bờ của nó.
  Một tình huống trong đời sống, thường là chúng ta không nghe được âm nhạc. Tuy nhiên, tình huống ấy trong phim ảnh ta đựơc nghe âm nhạc đi kèm. Điều đặc








sắc ở chỗ. Người xem không đặt ra câu hỏi âm nhạc ở đâu lúc đó. Âm nhạc không như một sự tiếm vị hay dàn xếp mà hiện hữu và chung trong một tiếng nói, trong một mạch cảm xúc…
    Điều này, xét thực ra không phải là một bố trí nghệ thuật.  Những gì điện  ảnh thể hiện chỉ là một phản ảnh
khác.Trong đời sống, vồn dĩ đã tồn tại âm nhạc mà với việc lắng nghe ta có thể cảm thụ…Cội nguồn âm nhạc này là một điều bất ngờ nhưng hiện hữu. Nó tựa như ta có  thể  nghe những giai điệu của cát, đá và hoa nếu như có một thẩm âm của Sư Khóang…. Điện ảnh thể hiện điều ấy. Nó phát lộ một hiện tượng mà trong một cấu trúc nghệ thuật cho phép xảy ra, tạo điều kiện xảy ra. Nói cách khác, điện ảnh thể hiện một cách sâu sắc các hiện tuợng và quan hệ trong tự nhiên, bản thể.
   Ta hình dung, đạo diễn, các nhạc sĩ, diễn viên…là những cái kính hội tụ đang cộng hưởng và tập  trung. Kết quả là ta nhận ra thực tướng trong những gì uyên áo và bản thể. Âm  nhạc, ánh sáng trong sự dàn trải và tiết chế…đang nằm trong tự thể… 
  Mỗi hình ảnh tương ứng một âm thanh. Nó  chứa đựng, hoặc  biểu thị một âm thanh nhất định. Trong sự xem, một cách tĩnh tâm và sâu sắc ta có một sự nghe. Tức là âm thanh xuất hiện. Chẳng hạn màu đỏ như một tiếng nói, tuyên ngôn. Màu xanh như một âm trầm và dài. Màu tím như một lời thầm thì …Trong sự nghe, nhẹ nhàng hơn ta thấy một hình ảnh…Tất cả là một biểu thị và là một thực tướng.Nói rõ hơn qua một ví dụ. Trong đời sống, ta nhận ra  lữ khách trên đường qua một thóang nhìn hay trong sự tán tâm nào đó.Quanh anh ta là im lặng




hay tiếng ồn. Một trường cảnh trong phim cho hình tượng này sẽ có âm nhạc đi kèm.Là một khúc viôlông khắc khỏai hay tiếng dương cầm đều đều gõ nhịp.Không phải sự bố trí của đạo diễn mà là ngược lại. Đạo diễn, hay nhạc sĩ là người nghe ra những giai điệu như vậy từ đời sống. Qua quan sát sắc sảo và cảm thụ tinh tế  đạo diễn trình ra sự nghe qua sự thấy của mình…  
   Một điểm nhấn là sự kiện. Sự kiện trong một  bộ phim là điều thiết yếu. Nếu không khán giả sẽ mau chóng rời khỏi màn hình.Cảm xúc, đựợc  duy  trì  bởi một ý tưởng nào đó là sự tăng tiến. Nó không dừng ngang với các vạch xuất phát mà bội sinh hoặc  tiêu hủy. Và rồi nó kết tập trong hành động…Hành động không nhìn qua một dòng chảy các  cảm xúc là một sự  bộc phát và bạo phát. Tuy nhiên, dòng chảy đã làm mềm nó, hoặc ít ra là cái mà khán giả xem là hợp lý. Nó tựa như một dòng nước cuốn trôi một tảng  đá.
     Ngạc nhiên ở chỗ…vào những giây phút cuối ta mới thấy hiện diện của tảng đá. Tức một sự kiện, kịch tính, hành động…Nhận vật lúc đầu phim còn  im lặng, nói ngầm. Sau đó thì chính kiến, đối thọai và khẳng định.Sau  rốt, như các phim Mỹ, nhân vật nổ súng!...Thực ra, khẩu súng đã có từ đầu. Những tán tỉnh, ngần ngại đôi khi là những váng nổi của một cái gì rắn chắc bên dưới. Ta có một thế giới quan như Đốt. Trên phương diện khác, thật phức tạp và ảo hóa. Các pháp không xen tạp lẫn nhau.
   Từ một góc nhìn khác. Lý tưởng sẽ là khi đạo diễn cũng là nhà nhiếp ảnh, thiết kế mỹ thuật, nhạc sĩ. ..Sự chênh các mức cảm thụ không đảm bảo việc đạo diễn có một bộ phim như ý. Chẳng hạn đạo diễn hình dung, và cảm thụ ra một bộ phim như thế. Trong khi nhạc sĩ lại hình dung ra một bộ phim như thế….
 


                                                                                                                                                                       
   Từ  sự chênh này  dẫn tới sự  so le giữa nhạc phim và trang trí, diễn xuất của diễn viên…Khi nhà đạo diễn có thể làm tòan thể công việc ấy, ta có thể có đuợc một  bộ phim sáng chói hay một thất bại thảm hại!...
  Dòng phim hành động là một nảy sinh tất yếu trong lịch sử điện ảnh. Nó biểu lộ  nhu cầu giải tỏa, hành động trong tâm lý người xem ở cường độ cao nhất. Lại nữa, những gì mà đời thực con người không thể thực hiện, phim  đã làm cái công việc trợ giúp…Nhân vật nổ súng…!
   Nói khác đi, phim ảnh làm một cuộc sống khác, như một phần bù  những gì mà trong đời sống thực của con người không thể thực hiện.
  Trong khi xem một bộ phim, khán giả  được sống một cuộc sống khác. Nó hòan hảo hơn nếu đó là một bộ phim hay. Và có  khi nó dội ngược…Cái nhìn tòan thể thì phim ảnh làm một sự bổ sung cho những gì người xem còn thiếu trong tòan bộ hiện thực…
    Từ góc nhìn khác, phim lịch sử…Điều thú vị chắc chắn ở chỗ qua một bộ phim lịch sữ các người sáng tác, là nhà văn, đạo diễn, diễn viên …khán giả được sống lại những kinh nghiệm lịch sử. Điện ảnh trở thành một thứ bảo tàng sống của lịch sử. Phương diện nữa, lịch sữ đã thăng hoa và chỉ còn đựoc cảm thụ như vật phẩm của cái đẹp…Một trận đánh trực tiếp xảy ra ta không thể nhìn nhận những cái đẹp của nó. Như thế thật là vô nhân. Khi tái hiện sẽ là tác động điều tiết của cái đẹp…Ta nhận ra, con người đang xem xét, điều chỉnh lại chính mình. Sự cách biệt trong các thế hệ là không đáng kể….Một trận đánh không bao giờ được thể hiện như thực. Nó né tránh




những tàn bạo và quá cỡ. Một cái chết sẽ chỉ được trình diễn như sự tung tóe của  một dòng máu bắn lên tường….Sự giảm thiểu này chỉ ra một cái gọi nhân tính của con người.Nó tồn tại độc lập…Nó dẫn đến niềm tin có  một sự tiết độ trong tổng thể…Thực tế sự việc, Kinh Kha có thể đâm hết kiếm. Qua điều tiết của nghệ thuật và
là một  sự lùi lại bởi nhân tâm, Kinh Kha trong phim không làm điều ấy. Tráng sĩ  chỉ làm một cái công việc rút kiếm…Kinh Kha, là diễn viên này, vốn là thực ….
  Phim viễn tưởng, đáng nói ở chỗ khác.Những con ma cà rồng biểu thị các thế lực thực đang tồn tại. Điều mà mắt thường không thấy được đã xuất hiện trên phim ảnh qua cái gọi “hư cấu “của nhà văn. Nó không khác gì sự  khao khát, nhục cảm, tham vọng quá độ của xã hội. Nó là một hiện thực và là một kích thước khác của đời sống. Tương tự là khi nhìn những chiếc lá bay là những chiếc lá bay. Nhìn sau đó chính là một cơn xóay. Nó biểu hiện những sức mạnh khác….Tham vọng, nhục cảm….trong tòan  thể xét ra chỉ là những khuôn mặt của năng lượng. Một người bệnh tật không thể ăn hay uống nhiều…Như vậy, với những con ma cà rồng hay những cái vòi rồng chúng ta phải làm gì? Thực ra, có thể làm gì? …
   Một cái gì tự nó biểu thị là tự nhiên. Tiếng chim hót, sóng biển hay một cơn lốc…Tuy nhiên nó không phải tòan bộ hiện thực. Có một sự chuyển hóa…Nhưng trước khi chuyển hóa một đối tượng ta cần phải nhận  rõ đối tượng. Việc nhận ra những con ma cà rồng như một  hiện thực là bước khởi đầu mà phim ảnh đem lại trong dáng vẻ thuyết phục của nó…
  Những gì? …






    Những cổ máy, con người máy, siêu nhân lại biểu thị một tính chất khác. Con người đang bị nghiền nát trước những gì nó chế tạo.Phía sau hình tướng là những thiết chế cơ giới hay suy nghĩ cơ giới…Cơ giới và  nhuần nhị, máy móc và trái tim…Cơ giới là một bước tiến của kỷ thuật, cùng lúc đó nó gây ra hiệu ứng: sự thất bại của tâm trí. Bản thân máy móc không có gì đáng nói. Vấn đề  ở chỗ, con người sử dụng và phụ thuộc  vào các thiết bị ấy…
   Trong một kích thước phóng đại, thực ra là một kích thước khả dĩ  phía  tương lai, đó là sự tiếm quyền của người máy. Về hình tướng có thể  là như vậy. Trong khi về thực tướng là đang xảy ra điều này….
   Trong một vài bộ phim có thể  cảm thụ  những gì đó sâu sắc. Bản năng gốc. Bộ phim kể về một nữ văn sĩ sau khi giao hoan với những người tình đã thủ tiêu họ…Nó biểu lộ những gì sâu thẳm  trong tâm lý con người.. Sự dâng hiến và cự tuyệt. Dâng hiến xong và cự tuyệt…Hạt nhân, sự trinh tiết hay thân thể cô gái là một cái gì đó ẩn sâu qua vô số hình thức. Gắn với một ý thức vị kỷ là sự bảo vệ, giữ gìn nó đến tận cùng…Không phải những gì sâu thắm ta chỉ nói với một vài người thôi sao? Và, có khi không lọai trừ việc cả đời im lặng. Không chia xẻ ….
   Điều này  ta nhớ lại một nhân vật của Đốt. Sau khi kể ra một bí mật cá nhân, anh ta quay trở lại người vừa nghe chuyện với ý định thủ tiêu…Đó là con người trong tòan bộ các phương diện của nó. Cởi mỡ và kín đáo.Dâng hiến và cự tuyệt. Niềm tin và sự phản bội…
   Tần tụng là bộ phim trong rất nhiều bộ phim nói về Tần Thủy Hòang. Mối quan hệ giữa cái đẹp và quyền lực, tự





do và tất yếu được biểu lộ qua quan hệ Cao Tiệm Ly và Tần Thủy Hòang. Khúc Tần tụng là một cuộc hôn phối nếu như có thể. Một sự hưởng ứng, hòa giải của hai nhân tố xem chừng như khác biệt này…Cuộc hôn phối không thành. Thú  vị trong sự dao động của Cao Tiệm Ly qua tòan bộ quan hệ với vua Tần trước khi dẫn đến kết cục….Hình ảnh cuối cùng: Tần Thủy Hòang bước lên cửu đỉnh trong tòan bộ sự  cô độc….
      Hiển nhiên là một bộ phim lịch sử nhưng ta có thế nhận ra cặp Vua Tần và Cao Tiệm Ly cũng là cặp có trong mỗi con người…Giũa duy lý, sau rốt là duy ý chí và duy cảm, duy mỹ…Độc quyền và hòa giải. Bạo lực và xoa dịu. Ngạc nhiên nhất khi người thực hiện bạo lực lại cần một sự hưởng ứng, xoa dịu. Bởi vì trong tận cùng bóng tối vẫn tồn tại vài điểm sáng nào đó. Đó là linh quang. Trong khi ta cần xoa dịu, yếu tính mềm mại trong ta đang có đó. Nó cần một đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu…  Trục xuất yếu tính này là sự đông cứng, bóng tối vĩnh viễn. Thực ra  đó chỉ là những gì ta hình dung. Bởi vì bóng tối vĩnh viễn đã thuộc về những lỗ đen…Nói như vậy, những gì tồn tại bao giờ cũng là chỗ trú ngụ của ánh sáng!
  Bây giờ ta xem xét một nhân tố quan  trọng trong điện ảnh: Ánh sáng. Ánh sáng xuất hiện trong điện ảnh từ việc quay cho đến khi trình chiếu…Không có ánh sáng không có nghệ thuật điện ảnh…Một bài thơ hay bản nhạc  ta có thể nghe trong bóng tối. Tuy nhiên không thể xem phim cùng bóng tối. Một cái màn hình mờ mịt, và như vậy không có phim đâu cả. Không  gian này là thú vị nếu như xem xét cẩn trọng…
 






                                                                                                   Cái nhìn chuyển chỗ qua những tấm rèm. Không phải nghệ thuật, là  điện ảnh đang thiết kế, phối trí ánh sáng mà ngược lại. Ánh sáng soi chiếu trong nó và làm phát sinh nghệ thuật. Có  nhiều tầm mức. Hội họa, kiến trúc, điện ảnh là những tầm mức khác nhau…Điều này hòan tòan giản dị tuy nhiên trong phưong diện tự kỷ chúng ta quên điều ấy…Cũng tựa như những cái cây chỉ thể sống
trong không khí. Ta vốn quen nhìn theo các hình khối và tiêu điểm nên tưởng rằng có một không khí độc lập, bên ngòai cái cây ấy…Thực ra, cái cây là sản phẩm của không khí, bao hàm cả không gian chung quanh cái cây ấy….
  Một đặc sắc khác. Tính hồi quang trong nghệ thuật điện ảnh. Xem phim là xem lại những gì ta đã sống, từng trãi bằng ánh sáng của nhận thức mới. Nhận thức này được cung cấp bởi các văn sĩ, đạo diễn , thiết kế…Những gì ta đang sống, đương đại lại là diễn ra trong bóng tối! Không phải nói ánh sáng thường ngày của mặt trời. Sự  việc  tương tự như khi  ăn ta không thể  tâm tình, nói chuyện. Chỉ sau đó  một độ lùi ta mới có sự xem xét, nhận thức lại một cách tòan thể. Điện ảnh làm công việc đó. Tức cái đương xảy ra, và sau đó  là đã xảy ra đến tác phẩm điện ảnh là một độ  lùi thời gian. Sau độ lùi ấy ta có thể kiểm nghiệm những gì đã làm, một cách hợp lý hơn, nhân văn hơn…
  Trong các lọai hình khác vẫn xảy ra điều ấy nhưng với những cấp độ khác. Chẳng hạn trong hội họa ta có thể thưởng lãm một bức tranh sơn thủy không có con người









và họat động của nó. Trong âm nhạc, dấu vết của cuộc sống càng trừu tượng hơn thế. Chỉ trong điện ảnh cuộc sống mới được thể hiện một cách trọn vẹn nhất….Cái đích nhắm đến là sự tương tác của ánh sáng trong đó….








  






















Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét