Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

XÃ HỘI- CÕI Ý

6- XÃ HỘI

   Sự chấm dứt của một ý niệm không thể là sự diễn dịch nó qua những ý niệm khác, hoặc xây dựng hệ thống ý niệm để thay thế ý niệm ban đầu. Cũng như các ý niệm khác, ý niệm xã hội chỉ chấm dứt khi ý thức trực tuyến thực tại. Ngay thời điểm này ý thức nhận ra sự phát sinh và duy trì hiện tượng xã hội là từ nó. Cái gọi tồn tại, quan hệ xã hội không bao giờ là những thực thể nằm ngoài  ý thức, để từ đó điều phối suy nghĩ, hành vi thực tế của cá nhân. Ví dụ, một hiện tượng xã hội là mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ. Ta nhận ra từ thực tại, cái gọi chủ nô và nô lệ chỉ là hai ý niệm nằm trong hai ý thức. Nếu dừng lại ở đó, hiện tượng chỉ là hai ý niệm rời rạc. Trên thực tế, ý niệm chủ nô được liên kết với những ý niệm khác, về nguồn gốc, tài sản, quyền lực đối với nô lệ. Tương tự vậy, ý niệm nô lệ liên kết với các ý niệm không tài sản, làm việc không công, bị cưỡng bức…Ý niệm đầu tiên “chủ nô”, “nô lệ”, có được củng cố qua những liên hệ này, tuy nhiên trước và sau nó chỉ là kết quả nằm trong hai ý thức. Ta không thể quy đồng hoặc tìm ra bản chất thực thể chủ nô, nô lệ nào đó trong hiện tượng. Thực tế tiến trình là các nhận thức thừa nhận mâu thuẫn, lý giải nó qua nguồn gốc, đặc điểm xã hội, hoàn cảnh lịch sử, đi đến giải quyết bằng bạo lực, cách mạng. Thực chất tiến trình là sự ngộ nhận của ý thức diễn tiến trong thế giới hiện tượng.Sự giải quyết mâu thuẫn, chấm dứt nó chỉ xảy ra khi các ý thức ở đó nhận ra thực tại, tương ứng với tình trạng vô niệm của ý thức. Hiện tượng xã hội chỉ chấm dứt với sự kiện, phía sau đó là những thế giới mới được thành lập. Tuy nhiên, lịch sử không đi trên con đường này.
   Trở lại vấn đề, hiện tượng xã hội chấm dứt khi sự Thấy xảy ra. Điều này không đồng nghĩa trước hoặc sau sự kiện ý thức nhận ra cơ cấu hiện tượng. Cũng tức rằng, nó có thể rơi vào các ý niệm mới trong những tiến trình nhận thức thường thấy: các mục đích cá nhân, đường lối giáo dục, học thuyết xã hội. Trên nhìn nhận, có thể  ý thức đã chấm dứt hiện tượng xã hội, tuy nhiên trong thực tế nó tạo ra những vấn  đề mới cho hiện tượng. Phủ nhận thế gian ở cá nhân là một thực tế ý thức, song nó sẽ rơi vào lý thuyết, ảo tưởng khi từ ấy quy về chủ thuyết nhằm phổ biến kinh nghiệm. Như vậy, thông đạt các ý niệm tạo nên một vấn đề xã hội như sự kiện, môi trường cơ cấu là cần thiết cho những trường hợp cụ thể nào đó. Ta sẽ trình bày những hiện tượng xã hội theo nguyên cớ này.
  Khởi điểm hiện tượng là có một ý thức từ cá nhân hướng về những cá nhân khác ở ngoài nó. Những cá nhân bên ngoài này sau khi trừu tượng và định danh chính là gia đình, tổ nhóm, dân tộc, tầng lớp, giai cấp… Cái gọi xã hội không nhất thiết tính từ hai, ba người đến số lượng lớn nào đó. Sự kiện xã hội chưa xảy ra khi hai cá nhân ngồi bên nhưng hoàn toàn xa lạ nhau. Dĩ nhiên, những cá nhân này có thể nghỉ về ai đó, là thân thuộc hay chống đối. Khi đó, có một tình trạng xã hội xuất hiện nhưng không liên can đến người bên cạnh. Tình trạng xã hội tại đó, vào thời điểm đó chỉ có thể nảy sinh khi ít nhất người này nghĩ về người kia. Sau ấy là những biểu hiện của ý thức, từ ngôn từ, đối thoại đến hành vi có thể.
  Vẫn cùng ví dụ, ta nhận ra khi hai cá nhân này không cảm nghĩ, hoặc chung một cảm nghĩ tình trạng xã hội giữa họ mất đi. Tình trạng này sinh trở lại khi có sự phân biệt người này và người kia, ở sau đó. Hoặc nữa nó nằm ở ý thức thứ ba  đang quan sát và áp đặt những kinh nghiệm từ trước cho hiện tượng. Điều này là ngộ nhận ở tính bên ngoài và là một quá khứ. Ví dụ rằng, quan sát có thể áp đặt những phân biệt hiện tượng, thành lập một tình trạng xã hội theo nó: người này là Điđơrô, người kia là Ruxô, Điđơrô mặc áo đen, Ruxô từ Giơnevơ trở về. Ta chú ý, những điều này chỉ là các ý niệm trong ý thức người quan sát, nó hoàn toàn bất đồng nhất với thực tại.
  Như vậy, trên phương diện khác, tình trạng xã hội là đang nảy sinh trong từng ý thức nhất định. Cái gọi bằng hữu, kẻ thù, anh em, người khác với những quan hệ thành lập theo đối tượng là các ý niệm trung gian của ý thức đó. Với nhìn nhận cái tôi cũng là một ý niệm như những ý niệm trên, ta nhận ra có một xã hội trong cá thể. Nó là một sự kiện trong ý thức, tâm lý. Một cách tương đối bằng cố định ý niệm cá thể, ta nhận ra có vô số xã hội đang xảy ra. Nó hình thành từ các ý thức khác biệt với những tiến trình nhận thức khác nhau. Nếu như mô tả, ước lượng ta nhận ra đó là toàn thể xã hội loài người, từ tình trạng nguyên thủy, xã hội nô lệ, phong kiến đến xã hội hiện đại. Nói cách khác, có thể nhận ra lịch sử loài người ngay trong một thời điểm hiện tại như những gì ý thức đã kinh nghiệm.
   Ta cũng sẽ nhận ra qua những xem xét này có một ngộ nhận về một xã hội chung tồn tại. Nó nằm trong những phát biểu đại loại: do hoàn cảnh xã hội, dư luận xã hội, sự kìm hãm xã hội… Tồn tại của xã hội này nằm từ xác định cá nhân về gia đình, hàng xóm láng giềng cho đến các lý thuyết xã hội. Đối với một nông dân xã hội ấy là những nông dân khác, giới quan chức làng xã, những tập tục địa phương, sự chia rẻ hay đoàn kết dòng tộc. Đối với nhà kinh doanh, xã hội ấy là những đồng nghiệp, nhà sản xuất, kẻ tiếp thị, đời sống kinh tế thành phố, tình hình chính trị của khu vực. Đối với Điđơrô xã hội ấy là nước Pháp thế kỷ mười tám, giai cấp phong kiến, giới thương nhân, những tiến bộ của khoa học kỷ thuật. Đối với Ruxô vẫn nước Pháp thế kỷ mười tám, quan hệ nhà nước Giơnevơ với nước Pháp, những mâu thuẫn giữa Tin Lành và Cơ Đốc giáo, những bất bình đẳng trong đời sống tự nhiên và xã hội. Ở đây mỗi cá nhân có một sự xác định xã hội riêng, tuy nhiên tồn tại những giống nhau để xảy ra ngộ nhận có một xã hội đương thời như thế. Ta nhận ra, kể cả nhận thực giống nhau này không đồng nghĩa có một xã hội hiện nghiệm có thể tác động đến đời sống cá nhân từ suy nghĩ đến hành vi thực tế. Duy có sự tập truyền qua giáo dục xã hội, chẳng hạn các truyền thống địa phương, bản sắc dân tộc, môi trường văn hóa và kể cả chế độ, pháp luật.
  Thực tế xảy ra sự phủ nhận xã hội từ những cá nhân tự do, các cuộc cách mạng cho đến tôn giáo. Những phủ nhận này đặt trên xác định có một xã hội là thế và cần phải như thế. Xã hội phong kiến là thống trị tự do cá nhân, kìm hãm phát triển, cần phải cách mạng để thành lập một xã hội mới. Xã hội hiện đại đặc trưng bởi nền kỷ trị, các giá trị nhân văn bị phá hoại, cần đến cân đối trong việc phát triển… Những phủ nhận trên cơ sở thừa nhận này nảy sinh do những ý thức cá nhân đồng hóa nó với các ý niệm tập thể. Từ ấy dẫn đến có một xã hội là thế. Ta có thể so sánh hai cá nhân trong cùng “xã hội” để nhận thấy tồn tại và tính chất xã hội là tùy thuộc nhận thức cá nhân ấy.
  Sự phủ nhận xã hội thực chất là thay thế ý niệm này bằng ý niệm khác trong một và những tiến trình nhận thức. Không thể dồng nhất sự kiện với việc ý thức nhận ra thế giới, xã hội là những ý niệm của nó chỉ về thực tại, từ đó chấm dứt tiến trình suy tư của chính nó. Mọi thay đổi hay cách mạng xã hội như từng có là những diễn tiến hình thức trong thế giới hiện tượng. Một khi ta nhận ra tình trạng xã hội đang nảy sinh trong từng ý thức, những đối kháng trong đời sống như ngộ nhận thực chất là những xung đột trong chính tiến trình ý thức. Sự thay đổi, cách mạng phải được tiến hành ở chính sự kiện này. Nói cách khác, một khi cá nhân đã và đang là một xã hội, khởi điểm và kết thúc của cách mạng phải là từ nó và do chính nó.
  Ta hãy ngược về ngọn nguồn để tìm xem cái gọi xã hội đã nảy sinh như thế nào? Trong xác định người mẹ, đứa trẻ vừa sinh là một đứa con. Trong xác định khác, đó là thành viên mới của gia đình. Trong một xác định khác nữa đó là công dân tương lai của nhà nước. Như vậy, có một trường xã hội được thành lập ngay khi sự xuất hiện con người. Có một khả năng ý thức đang và sẽ được cung cấp cho những ý niệm vốn ở ngoài nó. Ở đây những cá nhân chung quanh không bao giờ tính đến sự chấp nhận hay phản đối của con người vừa xác định. Điều này do tính chất máy móc trong ý thức người trưởng thành, kể cả sự thụ động trong ý thức đứa bé. Sự xác định cá nhân và cũng là xác định xã hội từ nó sau này chỉ là những tập truyền. Đời sống con người là một tiến trình bưng bít từ khởi thủy. Sự phản tỉnh cho tri nhận toàn thể tiến trình là khó thể xảy ra. Trên phương diện khác, cái gọi cá nhân là vô nghĩa do sự tạo thành phi cá nhân của nó. Suy nghĩ độc lập nói riêng, đời sống tinh thần nói chung là ảo tưởng do sự trừu tượng của những ý niệm. Từ chiều hướng này, nơi đâu có xác định cá nhân nơi đó là một hiện tượng lệ thuộc như những hoàn cảnh sản sinh nó.
  Nhắc lại rằng diễn giải nhằm thông đạt những ý niệm tạo nên một vấn đề xã hội. Mục đích là chấm dứt những ý niệm. Ta không dừng lại ở một ý niệm nhất định, từ ấy như thông lệ đi đến thiết lập những mô hình mới về nó. Một khi ý thức nhận ra sự vô nghĩa, tính chất chia rẽ trong xác định cá nhân, điều tiếp theo là giải trừ cá nhân từ những tập quán suy nghĩ đến lề thói tình cảm  trước đó. Một số tôn giáo có cùng nhận thức. Tuy nhiên, đến lượt nó tiếp tục tạo ra những ý niệm mới: sự bình đẳng, tình bác ái, nghĩa huynh đệ…Tính chất cá nhân dường như được xóa bỏ nhưng  thực chất chỉ là sự đồng hóa với một ý niệm lớn hơn nó. Một trong  những sinh hoạt tôn giáo là chuyển những ý niệm này thành tâm niệm cá nhân. Cá nhân vẫn còn lại qua bất kỳ đồng hóa nào: theo ý Chúa, là tín đồ Thanh giáo, các khuôn mẫu chính nhân quân tử…Trên phương diện khác, phủ nhận xã hội ở tôn giáo lại nảy sinh một xã hội trong nó qua chia rẽ giáo chủ, tín đồ, giáo chức, giáo phẩm. Tức rằng, cái gọi xã hội đã tái sinh ở hình thức có vẻ tế nhị và ít trần tục hơn so với những biểu hiện thế tục, tuy nhiên là cùng tính chất. Lại có nhận xét rằng, sự hình thành cá nhân là tất yếu trong quan hệ xã hội. Nhưng, như đã nhìn nhận tính chất trói buộc của sự việc, giải trừ cá nhân là điều không  thể tránh khỏi trên phương diện khác. Cái gọi xã hội trở nên áp chế đối với nó. Xung đột giữa ý muốn từ cội nguồn ý thức với những quy chế, pháp luật, đạo lý xã hội. Do ngộ nhận về một xã hội ở ngoài nó, phản ứng trong những trường hợp trên sẽ là thủ tiêu về mặt vật thể, chẳng hạn việc giết người. Mặt khác, trong ngộ nhận có một xã hội là thế dẫn đến những tìm kiếm triết học cho một bản thể xã hội. Nó được đồng nhất hoặc xem như biểu hiện của đạo, là ý muốn Thượng đế, là nguyên lý túc lý. Do vậy trực nhận xã hội như hiện trạng, tri nhận toàn thể cơ cấu hình thành cá nhân là kinh nghiệm thiết yếu cho mọi tiến trình nhận thức. Với trình độ nhận thức vừa đạt được, có thể nói rằng không có một xã hội nào đó để xây dựng hoặc cải tạo. Xã hội nguyên thủy, xã hội phong kiến, xã hội tư bản… chung quy là những tên gọi rỗng nghĩa. Khẳng định sự phát triển xã hội, quy vào lẽ tuần hoàn, kỳ vọng một xã hội đại đồng là những ngụy tín bởi lẽ xã hội có bao giờ tồn tại?












NHỮNG LẦN GẶP- LINH ẢNH

 5-NHỮNG LẦN GẶP


…   Ta truyền cho các ngươi hơi thở nửa chừng…

   Tôi có ấn tượng ngay từ những tấm biển đề: Lối vào Kinh thành. 4 giờ sáng. Những con đường vắng  và thi thỏang vài chiếc xích lô  qua lại. Và rồi ngày đến. Những con đường ngắn. Đòan du khách tản bộ dưới bóng râm của những tán phượng. Màu tím, những cái hoa văn đẹp đẽ và cầu kỳ trên y phục cho du hý và lễ hội…Tôi sẽ kể  những lần tiếp kiến …
…Tôi  gặp học giả Bửu Ý vào năm 2003, khi ra Huế học thuốc. Tôi biết đến tên tuổi Bửu Ý khi còn là những năm sau trung học. Cùng với  Tuệ Sĩ, Phạm Công Thiện, Trịnh Công Sơn, những tên tuổi  trí thức, nghệ sĩ tài hoa  và lấp lánh..Không bỏ sót và ít nhiều  xem như những dữ kiện của ý thức tôi  lướt qua vài liên hệ  xem như là ngọai vi…
   Tôi từng đọc Nikônkazanzaky  trong tác phẩm đầu  tiên là Tự do hay là chết. Cuốn thứ hai là  AlezitZôba con người hoan lạc. Có bao nhiêu vẻ đẹp và ý tưởng trong những tác phẩm này. Lại nữa, sau khi đọc con người hoan lạc có một  dòng sông sữa mà tôi được tắm gội…Tại đó trong hành trình nhận thức của tôi có một điểm nhấn…Như vậy là tên tuổi Nikônkazanzaky gắn







liền với những gì đã bảo chứng. Tôi phát hiện Bửu Ý  
là dịch giả cuốn Vườn Đá tảng. Một tác phẩm của Nikônkazanzaky.Ngay tại đó tôi thêm một cái nhìn về học giả…
   Việc đọc trực tiếp những gì học giả viết là Lời  tựa cho nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn. Tầm bao quát và sự tiếp chạm đến kinh điển là  những gì tôi nhận ra trong bài viết ấy. Cùng với đó là cảm thụ về một văn phong súc tích…Một cái nhìn vào vô thức trong việc kiểm nhận các tần suất sử dụng từ ngữ trong nhạc phẩm  của Trịnh Công Sơn. Các từ Ru…Ru đời đi nhé, Ru em từng ngón xuân nồng, Tôi ru em ngủ… Ý  tưởng trong bài viết tôi hãy còn  nhớ và chiêm nghiệm mãi đó là: an nhiên là món quà của  cuộc  đời  dành cho lưu chủ!...
   Theo lời  thầy C, một người  Huế cho tôi địa chỉ của học giả…Buổi chiều, tôi đi bộ trên LL, đại lộ chính của thành phố. Sương  khói sông Hương bốc lên mờ mờ trong nắng hè. Dọc bờ sông, những quán cà phê ít khách đang nhẫn nại và hiền hòa chờ đợi. Bên kia sông, trường thành vừa  thản nhiên vừa trầm mặc.Tất cả  chờ đêm xuống để thắp lên những ánh sáng lung linh của điện và trầm tưởng. Hồng lạp nối với trăng khuya…
 
   Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 
  Học giả đi vắng. Tôi biểu lộ  thất vọng  trong khi tiếp xúc với  phu nhân của học giả. Phu nhân  giải trình những quan tâm của thầy đối với các độc giả, người cần tiếp xúc… Ấn tượng đầu tiên. Một phòng khách lịch lãm với nhiều bức tranh treo trên tường. Và trong phòng có






rất nhiều nhạc cụ…Tôi nhớ  lúc đó là đêm rằm hay mồng một gì đó. Phu nhân đang bày biện  hoa quả trên một cái bàn nhỏ đặt ở ngòai sân. Học giả về. Chú ý  của tôi lúc đó là có một cơn xoáy nhỏ. Vài tờ giấy bay ra khỏi bàn rơi xuống đất. Phu nhân nhặc lên và đặt lại chỗ cũ. Hình tượng này có phải là tôi, một tờ giấy bị rơi vãi vì những biến động nhẹ nào đó. Và thiện tâm trong hình tướng một phụ nữ nhặc lại…   Khi viết ra những dòng này, đột ngột trước mắt tôi hiện ra từ mặc khải. Nó xuất hiện trước màn hình vi tính…
   Sau một lúc nói chuyện có tính chất giới thiệu, tôi ngõ ý nhờ Học giả  thẩm bình những gì mình  đã viết. Khi đó tôi mang theo tòan bộ các tập thơ hãy còn là bản thảo…Học giả  vui vẻ nhận lời và dường như có một sự hiếu kỳ nào đó. Thầy giáo tỏ sự ngạc nhiên khi đó là cả mấy tập thơ. Có lẽ  học giả  nghĩ tôi chỉ mang đến một hay hai bài gì đó… Thầy giáo nói việc tôi có thích thưởng thức ca Huế thì đến vào tối chủ nhật…Một chủ nhật khác, lần đầu tiên tôi chứng kiến một hội nhạc Huế. Phu nhân và vài người phụ nữ lớn tuổi khác đang hòa tấu đàn tam thập nguyệt. Sau đó thì họ hát….Nam ai, Nam bình…Tất cả được trình diễn một cách nghiêm túc và tâm huyết…Trên bàn là đĩa  trái cây và vài chén chè… Phu nhân mời tôi dùng…Thầy giáo đang dạy con học trên lầu và chưa hết giờ … Tôi lên lầu. Ấn tượng tiếp tục là những bức tranh trong thư phòng, và rất nhiều nhạc cụ. Tôi cảm ra một sự phong phú văn hóa và những gì bản sắc. Nguyên nhân là hiện diện của những cây đàn kiềm, đàn tam thập lục…Trung thành với các hiện tượng tinh thần, trong tôi khi viết ra những dòng này là ý nghĩ về hành trình tìm đạo của Thiện tài Đồng tử…
  




    Trở lại mạch học giả. Thầy nói việc dạy tiếng Pháp cho con cái vào mỗi tối trong ngày. Khả năng ngọai ngữ của tôi? Tôi nói việc học tiếng Anh  chẳng ra thể thống gì. Sau khi học thuốc tôi sẽ thực hiện điều ấy. Tôi vừa nói với thầy giáo vừa tự hứa thầm…Cho đến giờ điều này tôi vẫn chưa thực hiện …
  Nhận xét chính của thầy về  các tập thơ của tôi là: việc sử dụng không chính xác các phiên âm tiếng nước ngòai. Một vài bài thơ bị dàn trãi do số lượng câu chữ. “Huy gô có những bài thơ ngắn rất đặc sắc!” Thầy nêu ra nhận xét… Có một sự ngạc nhiên nào đó của thầy về số lượng tôi đã viết. Chính ngôn của thầy :  khi đọc các thi phẩm học giả liên tưởng  đến Bùi Giáng…Câu chuyện xoay  quanh một số đề tài. Về những người bạn của thầy giáo trong quá khứ…Tôi nhận  ra một nỗi buồn nhẹ của thầy khi nhìn nhận hiện trạng văn hóa xã hội. Sự thiếu quan tâm của thế hệ trẻ….Tôi hỏi những gì  thuộc v ề  tâm linh mà một kinh thành  Huế từng khởi nguyên có bảo lưu  và ảnh hưởng …Cái đó có nhưng rồi thì cũng biến động và phân tán theo  lịch sữ và môi trường hiện đại….Học giả đáp…
  Một lần gặp khác, những tiếng đàn tam thập huyền lại trỗi dậy…Tôi nhận  ra có một sự thay đổi thái độ nào đó trong cách giao tiếp của phu nhân với tôi. Phu nhân để tôi tùy thích trong việc ngồi nghe nhạc hay lên nói chuyện cùng học giả…Tôi lại lên thư phòng. Trong thời gian còn dạy, thầy giới thiệu tôi bản thảo cuốn sách viết về Trịnh Công Sơn. Ấn tượng chính của tôi là vẻ đẹp ngôn ngữ sử dụng trong tác phẩm. Ta bắt gặp một cấu trúc cẩn trọng và sắc thái thẩm mỹ. Tựa như màu sắc và








hoa văn trong y phục của một Vương gia. Phải như vậy, phải là vậy…. Học giả nhận xét về tập tiểu luận triết học tôi đưa nhờ thẩm định. Thầy nói khi đọc tác phẩm  trong trạng thái xuất thần  như nghe một tiếng nói cất lên từ sa mạc… Và  thực ra thầy chưa đọc hết…
  Đến đây thì tôi đã nghe được những gì mình cần nghe…Banzac trong đợt xét chọn vào Viện Hàn lâm Văn học Pháp nôn nóng chờ kết quả. Vích tô Huy gô ra. Nhà văn hỏi.Huygô đáp: chỉ có một phiếu ủng hộ! Phiếu đó là của chính Huy gô. Banzac đáp như vậy là đủ…
   Vài kỷ niệm khác trong thời gian  giao tiếp với Học giả tôi không kể ra hết được. Ấn tượng nhất , khi tôi nói việc trở về quê sau khi học.Thầy giáo hỏi chính xác là ngày nào với dự định làm một buổi tiển biệt nào đó. Tôi không nói chính xác và buổi tiễn biệt  cũng chưa có. Tuy nhiên trong cái ý được học giả tính đến một buổi tiễn đã làm tôi xao xuyến cho đến hiện giờ…
   Điều  tiên tri mà tôi ngạc nhiên từ đâu có? Học giả nói việc khi tôi vào Sài gòn sẽ giới thiệu cho một người bạn: Trương Thìn…Tại đó có thể tôi nhận được những giúp đỡ nào đó…Sài gòn như một ngã tư đường. Đến đó thì đi đâu có thể tùy chọn…
  Lúc đó,  ý tưởng vào lại Sài gòn tôi hòan tòan không có. Và dự tính đi đâu đó nữa thì chưa có một thóang hiện… Vài năm sau, tức lúc này, tôi đang ngồi trên một căn phòng trọ đã hai năm…
…Ta truyền cho các ngươi hơi thở nửa chừng…
   Tôi đã nhận từ học giả Bửu Ý một hơi thở sâu nào đó. Những gì tôi viết lúc này chắc rằng học giả cũng không ngờ. Có một thôi thúc khác đột nhiên xuất hiện là việc tôi phải khẩn trương trong mọi sự việc… Huế dần mờ xa.




   Thầy giáo nói hãy viết một cái gì đó về Huế. Tôi mắc một món nợ và xem như đã trả trong việc viết cuốn quẻ Khảm. Một khảo sát Đông y và các ngọai hiện. Trong suy nghĩ hiện giờ, tôi cảm rằng như thế là đủ. Những gì chưa đủ tôi sẽ tiếp tục thực hiện trong những dòng kế tiếp…

     Rót rượu trên sông tế nắng chiều…
    Trước khi nhập vào một thể trạng sương khói mà tâm linh như vậy  tôi hãy còn  rất  dài và rất  xa trên một hành trình mê mãi mà xao động….Đi qua những tấm lòng mà sau cùng thì hoa  trái hiển hiện …
  Tạm biệt Vương gia, theo lời dẫn của người, chiều nay tôi diện kiến một chân dung khác…

…. Trưởng phòng biên tập, một thiếu phụ, bảo tôi thực hiện việc xin giấy giới thiệu cho những tác phẩm tôi mang đến nhà Xuất bản. Cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch và Cõi ý. Tôi mang cuốn Quẻ Khảm, Nguyên bạch xuống Viện Y học Dân tộc, nơi làm việc của  Viện trưởng Trương Thìn. Lúc này, Viện trưởng đã nghĩ hưu và có một căn phòng riêng trong khu vực của Viện….Tôi đến khi Viện trưởng đang tiếp khách,    một thiếu phụ. Viện trưởng cho tôi vào và bảo ngồi chờ. Thiếu phụ, một người bạn cũ của Viện trưởng  từ Huế vào. Qua đối thọai tôi biết cô mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên trong tác phong và sắc thái của cô là sự vui vẻ. Viện trưởng nói cho thiếu phụ về tính chất  một lòai thuốc  …Thiếu phụ nói việc hồi hướng của mình trong hiện trạng.Một nhân tố làm cô vẫn có thể an lạc trong trạng thái bệnh tật…
  




   Trong thời gian đó tôi quan sát căn phòng với rất nhiều bức tranh đặt ở khắp nơi. Cùng với đó là các  nhạc cụ, cái ghi ta, đàn organ…Cảm giác về sự phong phú văn hóa trong tôi lại xuất hiện…Khi nhìn những bức tranh trong phòng tôi liên tưởng ngay những đường nét, vì chính chúng là những đường nét của giải phẩu, sinh lý…Y thuật, những cấu trúc sinh lý đã thể nhập hay biến hóa như vậy…Mới lạ, hiển nhiên là đối với tôi, và thú vị…Ta hình dung những đốt xương, gien, các tế bào hay amip…Những hình ảnh này nếu như ở trong một trang sách giáo khoa thì bình thường. Ở đây trong những bức tranh nó làm ta một cảm giác rờn rợn. Dường như ta trông thấy sự sống từ trong cốt tủy…Chẳng hạn,  nghe tiếng hát từ một ca sĩ là bình thường. Nghe tiếng hát từ những giọt máu, hay chỉ riêng một cánh tay là điều kinh hãi…Sao vậy nhỉ? Một phản ứng tự nhiên của tâm lý? … Có rất nhiều điều để nói ở đây. Nhưng chú ý nhất trong tôi là chữ ký trong mỗi bức tranh. Một lối viết bình thường và rõ ràng từng con chữ. Nó biểu thị một  sự từng trãi  già dặn nào đó mà mọi thứ biến động, vết tích bản ngã đã hòa tan trong một lối thể hiện  chung?
   Thiếu phụ ra về. Tôi nói sơ lược  về giới thiệu của Học giả Bửu Ý. Viện trưởng hỏi ngay: “ Tôi có thể giúp đỡ anh được gì? “ Tôi nhận ra việc Viện trưởng đã từng tiếp xúc không ít  những trườg hợp như vậy…Tôi nói việc cần những giấy giới thiệu. Viện trưởng đồng ý…Một lúc sau câu chuyện hướng đến Kinh Dịch. Chủ yếu là Viện trưởng nói mà tôi là người nghe. Viện trưởng kể về thời gian giảng dạy của mình ở Ấn độ. Triết học phương Tây thực hiện cuộc hành trình từ tâm đến vật , chẳng hạn







Macxit, hoặc từ vật sang tâm như Hê ghen…Kinh Dịch thực hiện một hành trình khép kín….Lại nữa, sự minh triết khôn ngoan trong Kinh Dịch chỉ dạy ta như một cái lồng sắt. Cá nhân là con chim học sự khôn ngoan qua việc bay trong cái lồng đó…Bay như thế nào khỏi đụng chạm…Cần có sự bổ túc trong các họat động nghệ thuật, giải thóat…Ý tưởng này hòan tòan mới mẻ. Nhân tiện, nói thêm rằng  ý tưởng của tôi trong thời gian gặp Viện trưởng là chia cách dần với các họat động nghệ thuật. Chỉ giáo của Viện trưởng, là cái ít  nhất mà tôi hãy còn lưu giữ đến giờ…
   Có một xu hướng duy nhất nào đó trong tôi liên tục ngự trị và dĩ nhiên, các sinh hoạt  khác sẽ đình trệ lại…Xu hướng này, xét cho cùng cũng là thiết lập một cái lồng sắt bao quanh mình và thiếu khí trong đó….
   Đề tài khác là Kinh điển Phật giáo. Viện trưởng nhận xét con đường truyền giáo qua Trung hoa  đã làm lệch tinh thần Phật giáo như nguyên thủy Ấn độ…Kiến giải này lại khắc phục một cái nhìn khác của tôi là việc tin tưởng vào sách vỡ. Việc chấp nhận các phiên bản như là nguyên bản. Dĩ nhiên, khắc phục điều này chỉ thể là đời sống và những tiếp chạm thực tế…   Tôi chưa từng qua Ấn độ lần nào nên những gì Viện trưởng nói thuần là truyền thụ…
  Cũng như khi tiếp xúc Thầy Bửu Ý tôi nhận ra con người có thể sống và làm việc với sự phong phú văn hóa và tầm kích như thế…
   Một lần khác, tôi đến khi Viện trưởng đang mê mãi vẽ lọai tranh ghép dán…Sau chừng vài phút là Viện trưởng có  thể sáng tác ra một bức tranh ghép dán từ báo, các tạp






chí cũ và thêm vài nét mực xạ…Tính trừu tượng trong những bức tranh như vậy không thể nói hết trong một vài diễn giải
…Điều chắc chắn thể lọai tranh ghép dán tôi đã học được như vậy…Chỉ một vài thay đổi là thay vì thực hiện trên chất liệu báo tôi thực hiện trên vi tính qua Photoshop. Gợi hứng cơ bản là những bức tranh khác….Tâm trí trống rỗng và hồn nhiên chừng nào thì việc vẽ càng mau chóng thành tựu và thẫm mỹ…Viện trưởng nói như vậy…
   Lần gặp sau cùng, Viện trưởng  viết cho tôi lời giấy thiệu. Viện trưởng có hỏi qua việc tôi học Kinh Dịch ở đâu? Tôi đáp: không có vị  thầy nào cả….Có phải viết trong trạng thái khóai cảm và phấn khích? 
  Cho đến giờ này, sau khi qua  vài kinh nghiệm mới, tôi nhận ra câu hỏi của một người đã từng trải những kinh nghiệm tương tự…   Lời giới thiệu mà tôi mong chờ như là những đánh giá có tính chất duy lý hóa ra là không phải. Nó ngắn gọn và súc tích. Một cái gì đó của thơ ca , thanh thóat và từng trãi…Tôi vừa vui sướng vừa ngạc nhiên trước sự việc….
  Đời sống,  nếu như biết cảm thụ và học hỏi có bao điều thú vị.Trong khi ta vất vã xây cất một ngôi nhà cho đến lúc đặt những viên ngói sau cùng thì ngôi nhà biến mất. Thay vào đó là một cái hồ sen ngào ngạt đang nở….       
Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần….
   Hải Thượng Lãn Ông trầm mặc trong khuôn viên Viện y học dân tộc. Những nén hương đang tỏa khói …Một vài bức phù điêu ẩn  trên những bức tường với nhủ đồng






vàng…Hai năm  qua tôi chưa gặp lại Viện trưởng vì Viện trưởng đã thay chỗ mà tôi lại không có số điện thọai liên lạc…Bút tích của Viện trưởng trong lời giới thiệu tôi vẫn còn lưu giữ.Những khi nhớ về sự kiện tôi lấy ra xem lại…
    Một cái nhìn đối diện làm phát lộ bản chất sự vật.
    Tôi muốn nói đến Tiến sĩ Thích Nhật Từ…Buổi chiều tôi dạo phố một  lát. Một cơn mưa đẩy  tôi vào cái quán ca phê bên đường. Đột nhiên tôi nhận ra, những gì trước mắt là một hiện tiền không tên gọi. Cái ta gọi Sài gòn, khu phố này, khu phố nọ chỉ là những kế  tục một ý niệm bên ngòai…Hiện tiền này nằm ngòai những định danh dành cho nó. Phía xa khỏang chừng 10 m, một vầng  hào quang pha lẫn hai màu trắng bạc và vàng đậm  trãi ra theo hình vòng cung trên bầu trời…Một lúc sau, trong khi ngồi ở quán một khối hào quang khác thẳng đứng có hai màu trắng và tím.Một cảm giác dễ chịu và ấm nóng lan tỏa trong tòan cơ thể …Một cái nhìn nào đó gần như xuyên qua y phục của những người đi lại trước mắt tôi….Sự xuất hiện các hình tướng như vậy vẫn thường có trong quan sát của tôi gắn liền một trạng thái cơ thể. Thường là trước đó tôi họat động tinh thần theo một mức độ nào đó. Các quầng sáng trắng và tím xen kẽ thường xuất hiện sau một mức độ tập trung nhất…
   Hiện giờ một làn hơi ấm nóng chạy từ bàn chân trái của tôi dần lên trên…Cạnh đó là khối sáng trắng và tím ….Hiện tượng này tôi sẽ còn nhắc lại với những xem xét khác…
   Bây giờ thì tôi phải diện kiến Tiến sĩ….






  Ý đồ đầu tiên của tôi là nhờ đến thầy Lê Mạnh Thác viết cho lời giới thiệu. Tôi mang bản thảo tiểu luận xuống Viện Phật học. Một tỳ kheo  ra ân cần dẫn tôi vào phòng làm việc của các hòa thượng. Một hòa thượng trung niên khác, là chánh Văn phòng thì phải, ấn tôi xuống một cái ghế đối diện và hỏi qua sự việc….Cho đến giờ trong tôi vẫn là cảm giác được quan tâm và  nằm trong trách nhiệm của một cộng đồng….Hòa thượng nói việc Thầy Lê Mạnh Thát đã thuyết giảng ở nơi xa chưa về.Phương án là, nếu thầy không thực hiện điều đó thì Đại đức sẽ thực hiện việc giới thiệu…
   Thời gian sau tôi trở lại. Thầy Lê Mạnh Thát vẫn chưa về. Một phương án khác đặt ra là, một tỳ kheo hướng dẫn tôi xuống chùa Giác Ngộ để gặp tiến sĩ Thích Nhật Từ…Tôi xuống chùa Giác  ngộ và  chờ đợi một lát. Tiến sĩ về và dẫn tôi lên phòng riêng….Một cái gì đó thông tuệ và sắc bén hiển hiện trên khuôn mặt tiến sĩ…Một ấn tượng khác là những giá sách chất ngất  trong căn phòng rộng của Tiến sĩ…Tiến sĩ lật qua các tác phẩm của tôi và nêu nhanh những nhận xét. Cho đến hiện giờ tôi vẫn khâm phục sự cảm nhận thông tuệ như vậy. Bản thảo mà tôi đưa cho những người khác đọc, các trí thức, thường là được tiếp cận chậm chạp và những nhận xét chẳng mấy xác đáng. Khó hiểu! Chưa nói lên một cái gì…
   Trong khỏang thời gian ngắn như vậy tiến sĩ đã chỉ ra những lỗi nhỏ trong tác phẩm của tôi. Về một vài chương viết: Giải thóat…Về cách đặt đầu đề…Những điều này tôi đã một lần nhắc đến…  Tiến sĩ hẹn sẽ viết sau một khỏang thời gian nào đó.Sau buổi tiếp xúc, tôi nhận ra người mà tôi đang tiếp cận…Đó là những gì có từ trong sách vở. Việc nói chuyện trực tiếp là một diễm hạnh…
  





 Hơn tháng sau, tôi trở lại. Tiến sĩ nói chuyện kỹ hơn về tác phẩm. Về phần tôi nêu ra nhan đề mới cho cuốn tiểu luận của mình là Cõi Ý…Tiến sĩ chấp nhận.
   Nhận xét trực tiếp của tiến sĩ là cuốn sách thuộc vào lọai 100 cuốn trong kim cổ đông tây …Một vài nhận xét khác. Một tác phẩm như vậy là tiếp nhận hoặc không tiếp nhận, chẳng có gì để phê phán như một kiến giải riêng lẽ…Phải nói rằng tôi thực e ngại khi nhắc đến những điều này.Nó không phải là việc tô bóng  hay một thứ huyển ngã nào. Tôi đã dùng đến tinh thần vô ngại khi viết!
    Banzac đã nhận được lá phiếu thứ hai. Trong khi chỉ cần một lá phiếu là đã mãn nguyện…Tiến sĩ vì bận rộn chưa thể viết lời giới thiệu. Tôi nhận ra sự áy náy của tiến sĩ. Trong suy nghĩ của tôi, hình ảnh giống như chủ nhân, là tiến sĩ, xin lỗi thực khách trong một mâm cỗ thịnh sọan đã thiếu đi một ít gia vị.
  Tiến sĩ nói đến việc tôi có một tư chất triết gia nào đó mà cần nên phát triển. Ở đây là một tâm trạng kép. Việc đựợc  ấn chứng như vậy về cảm xúc là một sự hân hoan quá cỡ. Trong khi về nhận thức, một cái nhìn khác,  là yếu tính triết gia trong tôi đã thành tưu…Giờ này đây, xoay quanh sự việc tôi hãy còn suy nghĩ…Hóa ra có một cuộc đối thọai ngầm giữa tôi và tiến sĩ!
   Tôi nói việc chấm dứt sự viết của mình sau khi đọc những tác phẩm kinh điển. Thực ra, chỉ cần đọc, không cần phải viết thêm nữa. Quan điểm này vẫn còn có tác động trong tôi cho đến hiện giờ…Nó tựa như việc các thi sĩ Đường  sau khi Thôi Hiệu đã viết Hòang hạc lâu






không còn ai muốn viết nữa. Bởi vì nó kiệt xuất và chứa đựng tất cả…  Cảm tưởng của tôi sau thời gian hấp thu các kinh điển Phật giáo là như vậy!
  Tiến sĩ phản đối quan điểm này. Không có cuộc tranh luận nào vì mạch chuyện đã thay đổi…Tiến sĩ lại nói việc theo đuổi hoặc viết ra những tác phẩm như vậy là khó thể được đại chúng tiếp nhận. Nên chuyển hướng về cái cụ  thể…  Tiến sĩ hỏi tôi về phương diện xuất bản và hòai nghi tính hiện thực của sự việc…Nếu như là một  tác phẩm viết về Phật giáo, tiến sĩ sẽ thực hiện vài sự giúp đỡ vật chất.
  Tôi trân trọng cảm ơn tiến sĩ,  lời nói mà trong những cuộc nói chuyện trực tiếp tôi chưa thực hiện được…Hòai nghi của Tiến sĩ là  xác thực. Cõi ý chưa được xuất bản. Phương diện khác, việc viết một lời giới thiệu cho Cõi ý từ Tiến sĩ vẫn chưa có.Tuy nhiên tôi đã đổi ý. Thay vì một lời giới thiệu tôi quen dần Tiến sĩ trong cái nhìn vừa như một người thầy vừa như một người bạn. Điều mà tôi nghĩ rằng tiến sĩ đã ngầm xác định…Những quan hệ trí thức đã chuyển qua ít nhiều tâm cảm.
  Những  lần gặp sau đó, câu chuyện thỉnh thỏang hướng về phía cá thể. Tôi hỏi những sở thích của tiến sĩ….Những thắc mắc nhỏ trong tiếp cận Phật học…”Tôi sợ anh chán!” Có một lần tiến sĩ nói thế. Tiến sĩ nói việc tôi nên viết về cái cụ thể hay phổ cập hơn. Nó sẽ được độc giả mau chóng  đón nhận. Những gì thực tâm đắc viết ra sau cũng chẳng muộn.
    Đầu năm nay. Trong những ngày đầu xuân tôi xuống chùa Giác ngộ với một ít cây trái cúng dường. Tiến sĩ  đang vừa dùng bữa chiều vừa nói chuyện với vài mệnh








phụ nào đó. Câu chuyện liên quan nhiều vấn đề…Những thời sự Phật giáo, chương trình thành lập một trường Đại học Phật giáo có tầm cỡ khu vực đang trong tiến trình chậm chạp…Ý nghĩ tôi lúc đó, với một con người như tiến sĩ  bao giờ cũng có thể siêu thóat mọi trường hợp…Tiến sĩ vào trong phòng lấy ra những phong bì ban lộc cho những người có mặt theo phong tục đầu năm. Lúc đó là mùng ba hay mùng bốn gì đó…
   Một tiếng  than nhẹ của tiến sĩ tôi tình cờ phát hiện.Lúc ấy nhũng người khác đã ra về  chỉ còn tôi với tiến sĩ…Tôi vẫn tin chắc rằng tiến sĩ có thể thăng hoa hay chuyển hóa các cảm xúc trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, tiến sĩ  dường như không chấp nhận việc thăng hoa. Thay vì diện kiến Như lai tôi gặp một  Bồ tát…Một nỗi buồn sâu xa nào đó lại xuất hiện và tay tôi chậm lại trong khi gõ những phiếm chữ này. Có bao nhiêu chịu đựng và ức chế trong nhân thế. Tồn tại của nó không phải là những hư từ hay thóang chốc. Nó kết tụ và tác động  lên thân thể hành giả như những tiếng thở dốc…
   Những tiếng khóc thầm hay nén khóc thi thỏang tôi vẫn gặp trong mơ không rõ là của ai…
   Kinh Duy Ma Cật kể Bồ tát Duy Ma Cật bị bệnh. Đệ tử hỏi: Thầy cũng bệnh sao? Bồ tát đáp: Đương nhiên! Bởi vì thế nhân bệnh !

  Hỡi các ngươi vui vẽ
 Các ngươi đã chẳng đạt đến được sự vĩ đại của con           người
 Họa chăng các ngươi chỉ vớt được chút váng nổi của sự khốn cùng…                                                           
                                                                                           Apoliner.

  

…  Nghĩ đến việc viết về nhà thơ Thái Thanh Nguyên tâm trạng tôi vừa  hồi hộp vừa vui thích. Tôi như  đứa em bứơc vào nhà người chị với vài vết bẩn bên ngòai làm dây trên sàn nhà. Tôi sẽ nhận  vài sự quở trách nhẹ nhàng rồi ít nhiều tham gia vào một cuộc chiêu đãi!
   Qua giới thiệu của Tiến sĩ Thích Nhật Từ, tôi xuống nhà chị. Ý đồ của tiến sĩ là nhà thơ sẽ giúp tôi trên phương diện truyền thông tác phẩm… Cảnh báo nhỏ của tiến sĩ trang bị cho tôi trước khi diện kiến. Cảnh báo gì? Hãy lướt  qua những thóang ngông của chị! Qua điện thọai, chị hẹn tôi lúc 11 giờ. Tôi đến lúc 10 giờ và ngồi ngòai sân chờ đợi.  Mảnh sân nhỏ với vài cây cảnh. Bộ bình trà  cũ đặt  trên cái bàn thấp kiểu Nhật. Những tấm bồ đòan …Tôi dường như đang ở trên Đà lạt…Trời se lạnh…
    Đang là mùa đông, nhà thơ mặc một cái áo khóac nhẹ ra tiếp. Chị nói tôi đã sai hẹn và không vừa ý…Chã lẽ để khách chờ quá lâu, chị nói vậy…    Sau một lúc nói chuyện tôi biết mối quan tâm lớn của nhà thơ.Việc thành lập một tạp chí. Nó gần như Tự lực Văn đòan trong đầu thế kỷ….Sụ bất mãn của nhà thơ trước tình trạng hỗn độn của văn học đương đại…Tôi nhận ra một tâm huyết đang âm ỉ như  hòn than hồng. Tâm huyết ấy hợp lý hơn khi thường trú ở  nhà văn nam hơn là một nhà thơ nũ….Đột ngột tôi nhận ra sự thiếu vắng các nam nhân trong nhiều lĩnh vực. Một cái nhìn của trách nhiệm và nguyệt đức hơn là tâm lý phụ hệ và phân biệt nam nữ.
  Sau lúc tiếp chuyện, nhà thơ đứng dậy làm một công việc riêng. Một con mèo đi bậy trước sân và chị lay hoay






thu dọn. Tôi, ngần ngại và nói sẽ ra về. Tôi nhận ngay cái trách về sự khó tính của mình…Mà thực ra, tôi lo điều ngược lại.
   Lần  gặp thứ hai thì tôi còn nhớ mãi. Tôi xuống nhà thơ buổi chiều. Chị dẫn tôi đi bộ một quảng đường. Chị cần phải chăm sóc một bệnh nhân…Biết tôi cũng  là một thầy thuốc chị nói tôi làm bệnh. Một bà cụ hình như bị huyết áp. Tôi từ chối. Nhà thơ nói tôi lười biếng!.
   Có những tình thế là  ta muốn tặng ai đó một bông hoa nhưng thực  ngần ngại. Nếu chủ nhân không có bình cắm thì sao? Mặc nhiên ta chỉ ra việc chủ nhân đang thiếu một cái bình! Chị nói với  tôi  những  áy náy trong việc nhận tiền làm thuốc. Không nhận tiền là từ chối một tấm lòng. Trong khi nhận thì hóa ra nhận một khỏan tiền làm công. Thực ra nó chẳng phải là ý muốn của các thầy thuốc… Sau khi làm bệnh chị cùng tôi vào một cái quán cà phê nhỏ bên đường. Trong khi trên đường tôi đã có chủ ý tìm một vài quán cà phê sang trọng để mời chị. Trong khi ta hình dung  một vì sao ở xa thì hóa ra nó rất gần…
  Câu chuyện dài và liên quan nhiều đề tài. Phật giáo. Khuôn mặt các trí thức…Công việc của chị. Y học…Không rõ việc tôi nói ra những điều này có  làm nhà thơ xem như một đụng chạm? Xuất xứ và thiên hướng Phật giáo của chị…Những viên Xá lợi chị có được…Trên phương diện trí thức, tôi tiếp cận Mật tông một cách gần gũi nhất. Không phải việc đọc qua sách vỡ  mà bắt đầu từ một con người.Và, những gì huyền bí lại là đang xảy ra, trong hiện tại…Tôi có một  kiến thức sơ sài về Mật tông. Nhà thơ  nhận ra được. Một tình trạng cưỡi ngựa xem hoa. Và đứng ở ngòai sân nhìn vào nhà…Sau






khi hỏi thêm vài câu chú mà tôi không biết, vị trí của tôi bị đầy lùi tiếp. Ở ngòai đường mà nhìn vào nhà…
  Tôi thỏai mái tiếp nhận những  phê phán của chị vì biết rõ khỏang trống từ kiến thức của mình.Trong khi nhận xét, chính nhà thơ đã dần dần bổ sung vào những gì tôi còn thiếu…Những viên xá lợi  tôi chỉ nghe qua sách vỡ và giữ một thái độ kính nhi viễn chi. Với chị là  hiện thực và là một đề tài sẽ viết….Chị hỏi tôi có muốn  thọ trì một viên như vậy không. Tôi từ chối vì nghĩ rằng mình không có phước phận ấy….
   Nhà thơ hỏi tôi đã từng tiếp xúc kỳ nhân nào chưa? Tôi trả lời vài người quen, là trí thức. Chị chỉ xem như những khuôn mặt tài hoa. Kỳ nhân là khác. Nghe chị kể: …
    Vậy là Tuệ nghếch mặt mà nghe chuyện những kỳ nhân…
   Trong khi  tiếp xúc tôi nghĩ về những khác biệt trong xã hội.  Tôi đang ngồi cạnh một ngọn đèn  neon sáng lóa trong khi ở  nơi khác những  ngọn đèn dầu còn tù mù vàng vọt…Sự bất công trong xã hội từ Niutơn đến một người hiện đại không biết qua một phép tính hay con chữ là thăm thẳm. Và khi ta nhìn vào khỏang cách không gì lấp nỗi ấy nảy sinh một tình trạng tiêu cực buồn bã. Từ tâm là tên gọi của nó. Nhưng, với tôi chỉ dừng ở mức  độ chiêm nghiệm và chết lịm trong đó…
  Tôi kể việc chàng văn sĩ trong tiểu thuyết Giờ thứ 25.Chàng ngồi viết trong thư phòng. Một cơn mưa lón  và có nhiều  người đứng trước hiên nhà văn sĩ trú ẩn. Không có cách chia xẻ nào khác, chàng ta rời công việc và thư phòng để ra ngòai sân cùng chấp nhận cơn mưa với đồng lọai…





 Đôi lúc tôi nghĩ việc sát thân thành nhân là kết quả chung cục. Không có sự thành công đáng kể nào!...Tôi nói lên ý tưởng của mình. Nhà thơ nhận ra tức khắc khía cạnh trắc ẩn trong tôi và biện biệt… Quan điểm của chị. Văn sĩ hãy mở rộng hết cỡ căn phòng. Đến khi nào không còn chứa thêm thì hẳn ra ngòai!
  Một day dứt khác trong tôi là chỗ đứng của Adi! Sau khi nghe cuộc hòa nhạc trong thính phòng, biểu trưng một sự hòa hợp và thánh thiện cao độ, Adi nhận ra vị trí của mình là ở chỗ những người hái thuốc phiện! Cần phải cải hóa. Nói một cách tương tự là chỗ của Chư Phật lại là Địa ngục. Để giải cứu.Giờ này đây, khi viết ra, tôi nhận ra  một vết tích  trong nhận thức bản thân. Nó hãy còn quan tâm đến kết quả gắn liền với phúclợi.Nói rõ thêm rằng,  việc quan tâm như vậy cũng nằm trong tính cách phổ biến. Không phải tôi quan tâm cho bản thân mà một quan tâm chung…Quả vị khi thực hiện một động tác nào đó là tương thích. Khi thực hiện Bồ tát hạnh sẽ là quả vị Bồ tát hạnh. Bằng như, yên vi trong  Như lai sẽ là quả vị Như lai…Đó là kiến giải của chị!  Tôi lại thắc mắc về một ý nghĩa mà nhà văn PTH cũng từng thắc mắc. Van gốc có ý nghĩa gì?
  Kiến giải của nhà thơ: ai biết được hậu thân Van gốc là một nhà buôn tranh hiện đại nào đó! Nhân Van gốc và quả là Van gốc trong một hình thái khác. Không có gì bất cập trong cái nhìn mở rộng và tổng thể….
  Tôi nói sự e ngại của mình trong việc tiếp cận những gì quá trắng. Một  nỗi lo làm bẩn!...Trong khi đó màu trắng lại là màu hấp dẫn nhất! Chị nói việc hãy sống và thể nghiệm trong mọi trạng thái, tình huống và vượt qua những  trạng thái, tình huống  ấy..
  




Một thời gian sau, tôi nhận ra và chắc chắn vậy, những gì chị nói là  tiếng vọng trong câu chú: thể nghiệm, và hãy thể nghiệm….
 …Giờ  đã 12 giờ. Không rõ khi nhà thơ ngũ có giật mình vì phải bị nhắc đến qua nhiều? …Thỉnh thỏang nhà thơ gọi điện cho tôi tham gia một đạo tràng nào đó. Tôi bận việc nên chưa lần nào đi được…Có  người nhớ đến mình nghĩa là mình đã sống thêm một ít. Tôi được chị nhớ đến  đã là  một  niềm vui, sự gìn giữ…   Trong cuộc gặp gần nhất, tôi nói  vấn đề  là cần một minh chủ.  Trong một phạm vi hẹp, chẳng hạn Giám đốc, một Hiệu trưởng…Ở đó các trí thức có thể đồng thuận và hợp  sức. Chị nói minh chủ  lúc này là hành giả lang thang hay tiêu dao đâu đó! Chẳng ai làm việc lúc này!...
   Trong mạch suy nghĩ, tôi muốn dừng những dòng viết về nhà thơ ở liên tưởng khác. Tôi đọc Kinh Thắng Man ở Đại Tòng lâm cách đây vài năm…Điều tôi còn nhớ qua Kinh, Chánh pháp trong thời Mạt pháp là duy trì Chánh pháp. Tức phương diện thọ trì  được đưa lên hàng đầu…Thọ trì, sau rốt trong liên hệ thiên chức phải nói  đến phụ nữ…Có cái liên tưởng khác chị đừng giận! Khi viết những dòng này chàng ta lạc hướng sang một Đệ Nhị Mộng! Một cái gì đó là Đầu Ngô Mình Sở!...
  
   Gate! Gate paragate!....
   Tuệ tạm biệt chị …
  
  
  


  
  
  
  



VĨ THANH- THƠ


             VĨ THANH


SONG TRÙNG

Kẻ song trùng
Thế giới và tôi
Tôi chỉ nói thế thôi
Có điều chi nghĩ ngợi…


Ô LIM PƠ

Ô lim pơ
Yến tiệc thần linh
Hoa quả ngọt ngon
Bên nhiều trái đắng
A! Tôi hiểu cội nguồn sức mạnh.


CAM LỘ

Cam lộ rơi
Hạt sương rơi
Và những tảng đá rơi
Cho tôi đến tận cùng tâm hồn u uẩn
Trước phút chính thành lung linh.











HÒA ĐIỆU

Rút ruột con chữ
Trong không gian âm thanh
Như cái tù và
Hợp hôn đất trời biển cả
Tôi muốn đánh chìm
Ánh sáng những vì sao
Cho một đêm hòa điệu.


THƯỢNG ĐẾ

Như một lần
Thượng đế xoa tay
Người đã sáng tạo
Hài lòng
Viên mãn
Rồi nghĩ lại…
Chưa là viên mãn
Phạt đi một góc vô cùng.


TRÒ CHƠI

Như đứa trẻ quê mùa bày tế lễ cuộc chơi
Vỏ chuối đầu cau mảnh sành chum vỡ
Tôi nắm tay người giữa phòng khuya xưng tội
Tự chân trời Đấng toàn năng hoan hỉ
Vỗ tay cười đĩnh ngộ một cuộc chơi!









VĨ THANH

Từ những tử cung nào tôi đã ra đi
Từ những mê lộ nào tôi đã ra đi
Từ những trận kỳ nào tôi đã ra đi.

Bê-a-tơ-ri-sê, Bao Tự,Thúy Kiều
Cùng những làn sóng  xanh các em đang vui đùa nhí nhảnh
Và Đan-tê, Đan-tê lồng lộng
Tiếng thơ dài một khoái thống đầu non.

A la toàn năng bươm bướm cuồng quay
Tôi điệp sứ quân vương và thi sĩ
Tôi dịch giả sắc màu lên giai điệu.

A! Ra bài vĩ thanh
Thâm quầng mắt góa phụ
Môi hồng như hài nhi
Quang phổ lòng tôi vạch
Xanh xanh bài vĩ thanh.
















HOA VÀ SÂU

Trong khi bông hoa nở ra
Loài sâu rúm ró
Cái đẹp trở thành điều nhục mạ
Nhục mạ trở thành cái đẹp.
Trăng xế đầu non
Từng bầy quạ đen bay
Tìm về Prômêtê rúc rỉa
Làm những giọt máu tươi
Rơi vào hố thẳm
Với cái chén sành
Men bóng thời gian
Tôi ra đứng trước thềm
Hứng mặt trời rơi
Trên trăm ngàn cánh hoa tơi tả.
Trong khi bông hoa nở ra
Loài sâu thêm lần rúm ró
Và dải rêu cựa quậy
Tôi bắt gặp nụ cười gượng gạo
Trên khuôn mặt nằm trơ
Những bông hoa chưa kịp nở ra
Vội vàng khép cánh
Lố bịch những hiến dâng
Nên bông hoa giả dại.
Quăng mình trên cổ thụ trang nghiêm
Dây leo nở hoa sặc sỡ
Nườm nượp bướm ong
Đức hiền minh than thở.
Cái đẹp trò nhạo báng
Nhà thơ vĩnh viễn vong thân
Vĩ đại kẻ lãng du
Đức hạnh trong sự chối từ
Uy nghi trào lộng.




Bài thơ nhắm đến thế gian
Tôi đã sẩy chân vào
Chối từ trong viên mãn.
Nơi đây trăm ngàn ngẫu tượng
Hương khói còn như khốc liệt
Với bàn tay dâng hương.
Nơi đây sự sống dày vò
Bởi những con triện vô tri
Ấn xuống trái tim bé nhỏ
Và những bông hoa vô tư
Đã bị kết vòng tù tội
Nên bên bông hoa vô ưu
Cho tôi nụ cười khinh thị.

Trong khi loài bò sát
Xâu xé lẫn nhau
Hằn những đường ranh
Nhẫn nhục vô biên
Những đỉnh núi vụt lên
Quấn quýt trời mây ngạo nghễ.
Những con sông ngày đêm
Đổ vào đại dương tình tự
Những sa mạc trần trụi
Trở thành ốc đảo xanh tươi
Và những trái tim
Trở thành kim cương bất hoại.












A LA

Băng mình qua những xác chết tôi đi.
Họ đã mua bán nhau
Họ sẽ chôn cất nhau
Đó là điều xưa cũ.
Khi tiếng cười ném vào mặt Giêsucrit
A la! Tôi cầu xin sức mạnh nơi người.

Trong nét đẹp thiên tài hay những thằng điên
Đơn độc nơi hào sâu tăm tối
Từ hàng rào thế năng người vụt dậy
A la! Tôi cầu xin sức mạnh nơi người
Và tôi chính thành sức mạnh.

Thương tổn tật nguyền
Quỳ giữa đồng không
Tôi nguyện Đấng vô cùng truyền thêm sức mạnh.
Sấm sét rền vang
A la hiện thị
Đứng chon von trên đồi bãi trập trùng.

Diện kiến A la dáng vẻ buồn thương
Tôi nghe tiếng đập bàn:
- Đó là điều ngu muội!
Ngươi đã chối từ ta trong trái tim nhỏ hẹp
Nỗi đau kia là cổng khóa thiên đường.

Từ mảnh sân nhỏ hẹp con đoán định ý bề trên
Không biết chân mình vương vòng tù tội
A la! Tầm mắt Người cho con lần trọng thị
Lẫm liệt đi qua cạm bẫy xứ người.

Sau ban mai ức triệu hoàng hôn
Dưới dải mây những dòng sông nhẫn nhục.
Người điên băng qua dòng sông
Nô lệ cột vào chân cầu quanh quẩn
Những vị thánh ngược dòng
Ky tô vụt lên như con chim bói cá
Đức Đạt ma sang sông trên cọng cỏ
Những nhà thơ than khóc ở trên bờ.
Ra đi từ rác rưởi rừng cây
Năm tháng cuốn tôi về biển mặn
Ala! Những con sóng vỗ lên bờ cuồng bạo
Vỡ muối làm mất cả chiều sâu.






























VẠN HOA

Ngôi nhà tôi dựng lên vách, mái, rèm che
Cửa trước, cửa sau, thư phòng, nơi tế tự
Chợt lừng lững trên đầu cao ống khói
Chổi lớn cầm tay quỷ hiện từ bao giờ.

Họ kết tội về ta Chúa quỷ buồn thương
Than vãn cùng tôi bao điều oan uổng
Như  thiên sứ trá hình nô lệ
Trọng trách trần gian ta gánh nửa thay người.

Đấng Sáng tạo toàn năng cất tiếng tụng ca
Họ đứng ưỡn người trước vô tri chiêm vọng
Khi hoàn tất bài thơ hay cung đình tráng lệ
Đâu biết rằng ta sáng tạo thay người.

Chiếc chổi chà vàng óng vụt bay
Lặng lẽ trên thềm đống hoang tàn tro bụi
Qua bao kiếp trầm tư đến giờ kia tôi hiểu
Sáng tạo ra tôi quỷ ngự chốn thiên đường.

A! Một chú quỷ con con tóc rối vàng hoe
Với xứ sở này tôi chơi trò thọc gậy
Vi vút nan hoa quay giữa trời mây song mã
Ánh sáng vàng tuôn địa ngục lẫn thiên đường.


Ngôi nhà tôi dựng lên ngăn nắp gì đâu
Trong những xáo trộn này vẫn còn nghe run sợ
Tôi đã trích câu thơ từ màn đêm thi thể
Hủy hoại toàn năng bởi lề thói của người?

Ngôi đền tôi dựng lên thi tứ mông lung
Đỉnh trầm kia chim ơi về lót tổ
Và cánh bướm chập chờn xanh bờ giậu
Ghé vào đây cùng hội mở tiệc tùng.

Ơ! Khách thập phương xa lạ điều chi
Sứ quán cho người đây cứ đôi giờ yên nghỉ
Nhỡ phật ý hoa nghiêm làm mặt giận
Đợi qua giờ sen lật cánh từ bi.

Như đêm xanh biêng biếc dáng ai về
Như ngày rạng điều chi mới mẻ
Như lá nõn cũng đôi lần run rẩy
Như hoa tàn trải cánh xếp dòng sâu.

Như trăm hoa trổ một đài hoa
Những chớp nhoáng đổi thay của mênh mông vô lượng
Với đỉnh cao chiều sâu tôi thành tên phiêu lãng
Gót thơ băng địa ngục lẫn thiên đường.

Như tảng đá ngày kia mở mắt nhìn quanh
Màu sắc thế gian những bông hoa và bướm
Trong im lặng trở về im lặng
Khoảng ngôi lời hoa nở chín lòng tôi.

Vẫy cánh qua đồng bằng thung lũng đồi non
Màu sắc tâm hồn trang nghiêm tôi vẽ
Bóng xế nhạt nhòa ngày lên rạng rỡ
Bướm đêm huyền chớm động những đầu son.

Mùa nước lớn đi qua con sóng vội vàng
Quên chốn dừng xưa rút vào miên viễn
Làm những đại dương cô thành hạt muối
Loáng thoáng nhân hình tâm niệm chỉ lòng tôi.

Pháp quan buồn áo thụng đỏ quanh năm
Kẻ nạn nhân - sát nhân, ồ chán mứa
Xuất thân khỏi vở tuồng tụng ca ngu muội
Tấu nhịp nào sắc trắng lẫn màu đen.






Gót chân trần nhà thơ và kẻ lãng du
Cùng những hài nhi kia có bao giờ lịch sử
Thềm Thượng đế muôn hồng ân sáng tạo
Tôi quỳ đây thọ lãnh thay người.

Vì những lão nông thương cảm ngây ngô
Đồng ruộng nhọc nhằn bao mùa cày xới
Nên đất cũng dịu dàng bên nấm mộ
Vụt có cùng không mưa nắng dãi dầu.

Đồng áng gặt xong mùa tế lễ thần linh
Câu chữ tế vào nhau tâm hồn tri ngộ
Giản dị đơn sơ những bông hoa và cỏ
Đất triền miên tế tự cho mình.

Thơ không ở cùng tôi không ở cùng anh
Những đỉnh cao đã chìm trong mênh mông vô lượng
Những dòng sông cũng biết mình phiêu lãng
Chảy hai chiều đồi trũng núi thành sâu.

Không phải từ tôi! Từ chốn ấy… tôi quên
Khi người nhận câu thơ mang hình con sóng
Tôi sẽ trỏ vào tôi một hòa âm giai điệu
Gió vào thung để lại tiếng độc huyền.

Biển phẳng lỳ trang giấy bập bênh
Tiếng rì rầm lòng tôi đêm ngày tuôn chảy
Có mưa hoa lên ao hồ ruộng cạn
Có tro bay phẳng lấp mặt người.

Cảm xúc là thơ cảm xúc chẳng là thơ
Trí tuệ nhịp nhàng theo đường cong giai điệu
Bãi im lặng những chồi xanh cảm hứng
Vội đơm hoa trổ kết thân người.

Cơ cấu tự sinh tôi phát triển bài thơ
Những con chữ ùa ra ngày ngưỡng vọng
Vì nắng đã trên thân cành nhấp nháy
Vì mưa tuôn bụi lá cũng cầu vồng.

Bị giết chết ở đường xa những hóa vô tri
Cảm xúc ùa dâng thơ lên mùa chiêm ngưỡng
Tôi vỗ tay. Ồ ra cánh bướm
Giữa hoa rừng chấp chới mãi đường bay.

Trăm bông hoa vạn bông hoa đáng kể gì đâu
Tôi bên tôi, bên tôi đồng du xứ lạ
Những phối cảnh thời gian không can hệ
Hoa lá cành thơm lắng một tầm sâu.

Và trái tim giữa lòng đất thâm sâu
Người cứ đập đi để trăm điều mới lạ
Hoặc để sóng mang người về biển cả
Những lúc buồn thương dựng đứng vòi rồng.

Bên cánh hoa bầm lúc tảng sáng lặng thinh
Tôi rảo bước khỏi thế gian không lời tái ngộ
Rừng vắng đèo cao ta gào đi ô giận
Sông cuốn lời ta xuôi giữa xứ người.

Khốc liệt buồn thương loảng xoảng tiếng lòng tôi
Những vị thánh những nhà thơ xếp bằng lâu gối mỏi
Trong lúc thế nhân kia không thôi thẽ thọt
Tôi van mình cạn hết những tầm sâu.

Cơn cớ thịnh nộ nào gió cuốn tôi đi
Tìm lưỡi sét thần linh phóng về xứ sở
Nơi dối trá lên đền đài miếu mạo
Những con sâu rúm ró bởi chân người.

Thương tổn tật nguyền về lại A đam
Tôi cật vấn E va để làm chi quyến rũ?
Rồi mưa gió qua bao lòng sương phụ
Đã vội vàng cuốn biệt xứ lời tôi.

Đức Chúa Thánh thần bên Đức Chúa Con
Với thế gian này người ra tay chớp nhoáng
Tôi gục trước điều chi vô lượng
Tiếng ngôi lời san sát bãi lòng tôi.

U ám mây trời mưa giữa lòng tôi
Con chữ nghiêng nghiêng rơi vào trang giấy
Giấy vẫn phẳng như trăm ngàn mặt phẳng
Tôi nguyện Đấng Vô cùng cạn tát những bề sâu.

Abraham dâng hiến con trai
Bồng bế xác con tay chân run lẩy bẩy
Rồi, hốt nhiên nghi ngờ ôi quá đỗi
-Thượng đế nơi người? Thượng đế ở nơi tôi?

Nói nhỏ người nghe! Chỉ một người nghe
Về gã ấy, Đấng toàn năng, Tay xảo thủ
Gã quần tới quần lui chỉ làm ta rối trí
Rồi hốt nhiên chễm chệ giữa tim người.

Một con đường! Một con đường chẳng phải đi đâu
Chẳng phải về đâu. Thừ người ra nghĩ ngợi
A! Tôi hiểu một điều chi diệu vợi
Một điều chi trực xạ giữa lòng tôi.

Một cây cầu! Một cây cầu trong bóng tối màn đêm
Đầu ấy con người đầu kia vô cực
Cái không thể ô là có thể
Sông nước không ngừng quạnh vắng chảy lòng tôi.

La Mã điêu tàn. Bônapác đệ tam
Sự kiện lớn lao trăm ngàn lời thoại
Hôm qua đâu? Hôm qua đâu tôi cười lên kinh hãi
Rồi đưa tay niệm tưởng bóng trăng rằm.



Đêm dài lê thê. Đêm dài lê thê
Gửi lời chào các anh trăng làm sứ giả
Đông kết trong thơ trăm ngàn biểu tượng
Gió thoáng hoa nghiêm phảng phất nụ ai cười.

Đôi môi đỏ màu sen. Sen đỏ màu môi
Phảng phất nụ ai cười quanh tôi chín thơm trái quả
Và gió cuốn qua rừng sâu mùi xạ
Hổ, sói, chồn, dê trộn lẫn hơi người

A man! A man trịnh trọng khoan thai
Ta đổ chuông lên trăm ngàn biểu tượng
Tôi rõi thấy một điều chi lênh láng
Đang tràn lên xứ sở của người.

Giao hưởng sắc màu. Nhà hát lớn lòng tôi
Dương cầm xanh, độc huyền đen, chuông vàng, phách sẫm
Gió cuốn trang thơ về thẳm sâu tịch lặng
Ghế đá đìu hiu niệm tưởng dáng ai ngồi.

Đánh tráo nội dung ra khỏi hình hài
Người an trú đời tôi nơi màu cây sắc lá
Và tôi đọc một điều chi hoan hỷ
Của hoa vàng tung cánh nhẹ nhàng rơi.

Man rợ trần truồng giữa động thế hồ nhân
Tôi nện trống liên hồi kêu gào ôi xứ sở
Thơ khoác áo ra lòng tôi trở lại
Chút lung linh nắng mới giữa bụi hồng.

Tôi nói trăm điều đâu để điều chi
Biêng biếc thượng huyền trăng vàng treo điều lạ
Đâu đợi rằm lên trăng muôn đời viên mãn
Chỉ mây mờ che lấp bãi lòng tôi.



Con chữ dắt díu nhau bò lấp trang thơ
Tôi nhìn ở vô cùng một nguyên âm mẫu tự
Tôi lắng nghe điều chi trong hình thể
Những ai về ngân mãi đời tôi.

Và ta nói cùng nhau lối cuội điềm nhiên
Về sự xuất hiện thời gian tận cùng tăm tối
Về những con người, bông hoa hoặc lá cỏ
Có lẽ là sỏi sẽ chính thành tôi.


                                                            Tháng 5, 1995